Tàu chạy bằng khí hóa lỏng LNG gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
Transport & Environment, một nhóm hoạt động môi trường, mới đây cho biết các tàu chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực hơn đối với môi trường do lượng phát thải khí methane.
Không đạt được mục tiêu về cắt giảm khí thải trong thập kỷ
Cụ thể, một cuộc điều tra của nhóm Transport & Environment tiến hành đối với các tàu chạy bằng LNG cho thấy các tàu này thải ra khí methane , một loại khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn so với khí CO2.
Nhóm trên cho biết, một cuộc điều tra mà tổ chức này tiến hành đối với các tàu chạy bằng LNG cho thấy các tàu này thải ra khí methane, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn so với khí CO2.
Chủ sở hữu hãng vận tải biển khổng lồ CMA CGM (Pháp) cho biết họ đã xác định được vấn đề về khí methane và đang làm việc với các đối tác sản xuất động cơ để giảm lượng khí thải.
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc mới đây đã công bố báo cáo quan trọng về khí hậu, cảnh báo nhân loại chỉ có chưa đến 3 năm để cắt giảm khí thải, qua đó đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
IPCC kêu gọi thế giới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng than đá và cắt giảm lượng tiêu thụ dầu mỏ và khí đốt ở mức lần lượt 60% và 70%.
việc khai thác những cơ sở hạ tầng liên quan đến nhiên liệu hóa thạch hiện tại đến hết thời hạn sử dụng dự kiến mà không thu giữ khí thải carbon sẽ khiến thế giới không thể kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp, theo IPCC cho hay.
Tình hình thị trường năng lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thế giới
Thông tin trước đó cho biết, kể từ giữa những năm 1990 trở lại đây, khi mà những biến đổi khí hậu ảnh hưởng rõ nét tới môi trường sống trên trái đất thì nguồn phát thải ô nhiễm đã được chú ý giảm thiểu, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than đá, dầu thô) ngày một hạn chế. Con người đang hướng tới sử dụng những dạng nhiên liệu bền hơn, sạch hơn, ít gây ô nhiễm môi trường sống hơn.
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu (COP 21) nhu cầu khí hóa lỏng (LNG) trên thế giới tăng đáng kể, theo thống kê, nhu cầu LNG trên thế giới tăng với nhịp độ bình quân 6,3%/năm, công suất LNG trên thế giới sẽ tăng từ 340 triệu tấn/năm (năm 2017) lên 453 triệu tấn/năm vào năm 2022. Qatar, Autralia, Mỹ, Malaysia, Nga là những nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới; Phần lớn sản lượng xuất khẩu tăng thêm của LNG trong năm 2019 là từ các thị trường sẵn có:
Mỹ (+13,1 triệu tấn), Nga (+11 triệu tấn) và Australia (+8,7 triệu tấn). Qatar tiếp tục là quốc gia xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, dẫn đầu thị trường với sản lượng 77,8 triệu tấn (chiếm thị phần 22%). Các nước nhập khẩu LNG chính bao gồm Nhật (32,3% thị phần nhập khẩu toàn thế giới ), Hàn Quốc (13,1%), Trung Quốc (10,4%). Họ sử dụng LNG chủ yếu cho nhu cầu trong nước (sản xuất điện là chính) và thương mại.
Chính phủ Việt Nam cũng đã định hướng sử dụng nguồn nhiên liệu này trước mắt cho sản xuất điện từ những năm đầu của thế kỷ 21. Cụ thể đã được quy hoạch các dự án phát triển hạ tầng nhập khẩu LNG trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn 2035 (Quy hoạch Khí) và Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 201-2020 tầm nhìn 2030 điều chỉnh (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đang gấp rút hoàn thành Quy hoạch năng lượng Quốc gia và Quy hoạch điện VIII, trong đó có đặt ra nội dung rất cụ thể, rõ nét về việc sử dụng LNG cho mục tiêu năng lượng chung của đất nước.
Bùi Hằng