Chủ nhật, 24/11/2024 04:38 (GMT+7)
Thứ ba, 20/08/2024 09:58 (GMT+7)

Thái Bình: Nhiều khó khăn trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo dõi KTMT trên

Mỗi ngày, toàn tỉnh Thái Bình phát sinh khoảng 1.040 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều làm tốt công tác thu gom. Tuy nhiên, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều khó khăn.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đến ngày 31/12/2024 tất cả các cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Đối với công tác phân loại rác thải tại nguồn không phải là chuyện bây giờ mới được đề cập. Nhiều địa phương đã “khởi động” việc này từ nhiều năm, song hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn. Để phân loại rác, quan trọng nhất là phải tạo cho người dân thói quen xử lý rác ngay tại nguồn.

Thời gian qua, việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được các địa phương quan tâm, từng bước tạo chuyển biến về nhận thức trong nhân dân, nhất là khu vực nông thôn. Mỗi ngày. toàn tỉnh phát sinh khoảng 1.040 tấn CTRSH. Hầu hết các địa phương mới làm tốt công tác thu gom, còn việc xử lý gặp nhiều khó khăn.

Thái Bình: Nhiều khó khăn trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt - Ảnh 1
Bãi tập kết rác tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư nằm cạnh đường giao thông gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Báo Thái Bình

Hiện nay, CTRSH trên địa bàn tỉnh này chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt bằng lò đốt rác. Việc đầu tư các bãi chôn lấp và lò đốt rác đã cơ bản xử lý được lượng rác phát sinh. Tuy nhiên, do các bãi chôn lấp rác thải, lò đốt công suất nhỏ nên chưa xử lý được chất thải thứ cấp phát sinh như nước rỉ rác, khí thải từ quá trình đốt; nhận thức của nhân dân về xử lý rác thải chưa cao, nhiều nơi nhân dân vẫn chưa đồng thuận hoặc ngăn cản việc xây dựng, hoạt động của các khu xử lý rác thải.

Trong khi đó, việc quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi vốn đầu tư lớn, địa phương không đủ nguồn lực đầu tư cho công tác xử lý CTRSH tập trung; khó khăn trong bố trí quỹ đất, khả năng đầu tư, công nghệ xử lý.

Với mục tiêu giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra, đặc biệt là tại các địa phương chưa có nhà máy xử lý rác thải tập trung, tỉnh Thái Bình đã xây dựng, hoàn thiện và tổ chức hướng dẫn, triển khai các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về quản lý CTRSH. 

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về công tác quản lý CTRSH như Quyết định số 06/2024/ QĐ-UBND, ngày 17/4/2024 quy định về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 92/KH-UBND, ngày 23/5/2024 triển khai thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 111/ KH-UBND, ngày 27/6/2024 về thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh; Công văn số 2892/UBND-NNTNMT, ngày 31/7/2024 về việc triển khai một số nội dung nhằm đẩy mạnh công tác quản lý CTRSH.

Thái Bình: Nhiều khó khăn trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt - Ảnh 2
Nhà máy xử lý rác thải thị trấn Quỳnh Côi xử lý CTRSH cho 15 xã, thị trấn huyện Quỳnh Phụ. Ảnh: Báo Thái Bình

Tuy nhiên, mọi giải pháp đặt ra chỉ thành công khi có sự tham gia của các sở, ngành, sự phối hợp của các đoàn thể, sự vào cuộc của cộng đồng và người dân. Chính vì vậy, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, huyện, thành phố triển khai đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả các nội dung về quản lý CTRSH theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành; tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành công công tác phân loại CTRSH tại nguồn.

Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp.

Các huyện, thành phố phấn đấu đạt tỷ lệ trên 92% CTRSH khu vực nông thôn, 100% CTRSH đô thị được thu gom, vận chuyển về khu xử lý rác thải tập trung để xử lý, bảo đảm quy định. Thực hiện quy hoạch vị trí, bố trí quỹ đất cho các khu xử lý chất thải rắn tập trung, công nghệ cao theo Quyết định số 1735/QĐTTg, ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sông Hồng

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Nhiều khó khăn trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới