Chủ nhật, 24/11/2024 08:30 (GMT+7)
Thứ tư, 13/10/2021 15:00 (GMT+7)

Thảm thực vật đỉnh Everest thay đổi bất thường do biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Thảm thực vật phủ quanh dãy Himalaya, bao gồm cả đỉnh Everest đã nhanh chóng mở rộng, các khu vực không có tuyết phủ thường xuyên bỗng nhiên mọc nhiều cây cỏ hơn.

Các nhà khí hậu học đã nghiên cứu các bức ảnh vệ tinh về sườn núi Everest thu được trong 2 thập niên qua và nhận thấy rằng, trong nhiều năm trở lại đây thảm thực vật phủ quanh sườn núi đã nhanh chóng mở rộng lên và đạt tới độ cao 5.500m. Sự tấn công của thực vật có thể đẩy nhanh đáng kể sự tan chảy của sông băng trên dãy Himalaya.

Cụ thể hơn, họ phân tích các bức ảnh về sườn núi Everest và các đỉnh núi cao nhất khác của dãy Himalaya, được chụp từ năm 1993 đến 2018 với sự trợ giúp của tàu thăm dò khí hậu Mỹ Landsat.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng trong 2 thập niên qua, biên giới phía trên của khu vực có thảm thực vật này cũng như các loài thực vật sống bên trong nó, đã “trèo” gần 1.000m lên sườn núi Everest và các đỉnh cao nhất khác ở châu Á, đạt tới mức 5-5,5 km. Tổng cộng, khoảng 76% các khu vực trên dãy Himalaya đã bị ảnh hưởng bởi những thay đổi như vậy khiến thảm thực vật xuất hiện.

Thảm thực vật đỉnh Everest thay đổi bất thường do biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Sự tấn công của thực vật có thể đẩy nhanh đáng kể sự tan chảy của sông băng trên dãy Himalaya.

Theo các nghiên cứu khác, hiện tượng mất băng ở Himalaya đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2016 và hơn 1/4 số bằng bị mất trong 4 thập kỷ qua. Cũng theo các nghiên cứu này, hệ sinh thái trên Everest dễ bị tổn thương bởi sự dịch chuyển thảm thực vật do biến đổi khí hậu.

Hầu như tất cả các nhà khí hậu học Trái đất ngày nay không nghi ngờ gì về tình trạng nóng lên toàn cầu hiện tại và nó sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt của hành tinh nếu mức nhiệt độ tăng không thể được giữ ở 1,5°C.

Điều này được chứng minh không chỉ bởi hàng trăm mô hình máy tính về khí hậu hành tinh, mà còn bởi dữ liệu của nhiều vệ tinh khí hậu, trạm khí tượng đất liền và phao đại dương.

Trên thực tế, đối tượng chính của quá trình này sẽ là các vùng cực của Trái đất và sông băng trên núi. Nhiệt độ trên đó hiện đã cao hơn 4-9°C so với các thế kỷ trước, điều này có thể dẫn đến những thay đổi không thể đảo ngược khiến thu hẹp khu vực các vùng cực và sông băng. 

Dự đoán hiện tại của các nhà khoa học chỉ ra rằng vào giữa thế kỷ này, diện tích sông băng trên dãy Alps sẽ giảm 45%, bất kể nhân loại sẽ làm gì để chống lại sự nóng lên toàn cầu. 

Cho đến nay, các nhà khoa học không thể nói chính xác làm thế nào các quá trình này ảnh hưởng đến sự tan chảy của sông băng và lấp đầy nhiều con sông lớn nhất châu Á, có nguồn gốc ở chân dãy Himalaya, vì hầu như không có ai theo dõi thảm thực vật này trong quá khứ. 

Các nhà khoa học đang hy vọng trong tương lai sẽ lấp đầy khoảng trống này và đánh giá chính xác nhất hiện nay và các thập niên cũng như thập kỷ tới hệ thực vật có thể đẩy nhanh như thế nào sự tan chảy của băng và tuyết trên núi.

Bạn đang đọc bài viết Thảm thực vật đỉnh Everest thay đổi bất thường do biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới