Chủ nhật, 24/11/2024 06:25 (GMT+7)
Thứ năm, 08/06/2023 10:54 (GMT+7)

Thanh Hoá: Lợi dụng hạ cốt nền để khai thác tài nguyên trái phép

Theo dõi KTMT trên

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nhu cầu về đất san lấp tăng mạnh, cùng với đó giá cả loại vật liệu này có phần lên cao khiến không ít trường hợp đã lợi dụng việc xin hạ cốt nền làm nhà để khai thác tài nguyên trái phép.

Nhu cầu chính đáng nhưng dễ bị lợi dụng

Thanh Hoá hiện có 11 huyện miền núi, do đặc thù địa hình ở những địa phương này không bằng phẳng nên mỗi khi người dân nơi đây có nhu cầu làm nhà để ở thì phần lớn đều phải tiến hành hạ cốt nền, nhằm tạo mặt bằng xây dựng. Xét về nhu cầu thì đây là điều hoàn toàn chính đáng và đang được các sở, ngành cùng chính quyền đại phương tạo mọi điều kiện thuận lợi, trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật nhà nước.

Thanh Hoá: Lợi dụng hạ cốt nền để khai thác tài nguyên trái phép - Ảnh 1
Hạ cốt nền làm nhà, nhu cầu chính đáng nhưng đang bị lợi dụng để khai thác tài nguyên trái phép.

Để có được mặt bằng làm nhà, không ít hộ dân đã phải đào, san gạt hoặc vận chuyển hàng trăm, thậm chí hàng nghìn khối đất ra khỏi vị trí. Và theo quy định, tại những vị trí hạ cốt nền, các hộ dân có thể tiến hành san gạt tại chỗ, còn những vị trí không thể san gạt được tại chỗ họ có thể vận chuyển đổ ra vị trí bãi đổ thải đã được quy hoạch khi có đầy đủ thủ tục cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, được sự quan tâm tạo điều kiện của các đơn vị chức năng, hàng nghìn hộ dân tại các huyện mền núi đã tiến hành hạ cốt nền làm nhà. Tuy nhiên trong số đó có không ít trường hợp đã lợi dụng việc được vận chuyển khối lượng đất ra khỏi vị trí hạ cốt nền để thực hiện hành vi khai thác tài nguyên trái phép đem đi bán.

Qua theo dõi và ghi nhận cho thấy có không ít những vị trí thửa đất đã thực hiện xong việc hạ cốt nền nhiều năm nhưng vẫn không tiến hành làm nhà hiện đang tồn tại tại địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá. Thực trạng này không những cho thấy một lượng lớn tài nguyên đã bị thất thoát mà còn gây nên nguy cơ sạt lở rất cao, bởi những sườn đồi, sườn núi bị đào, múc dựng đứng.

Cần siết chặt quản lý

Mặc dù trong những năm qua tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành thực hiện nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc khai thác tài nguyên trái phép. Tuy nhiên đối với việc lợi dụng hạ cốt nền làm nhà để khai thác đất trái phép làm vật liệu san lấp hiện vẫn còn những hạn chế về công tác quản lý, đặc biệt là ở chính quyền cấp xã, thị trấn trong việc giám sát các thủ tục cấp phép và giám sát vị trí đổ thải, khiến hành vi nêu trên vẫn còn xảy ra.

Thanh Hoá: Lợi dụng hạ cốt nền để khai thác tài nguyên trái phép - Ảnh 2
Vị trí thửa đất tại thôn Ngù Xẻ, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá, sau 3 năm xin hạ cốt nền làm nhà vẫn án binh bất động.

Thiết nghĩ, bên cạnh việc tạo điều kiện để các hộ gia đình có nhu cầu làm nhà ở thực sự, được hạ cốt nền, tạo mặt bằng xây dựng, thì các đơn vị chức năng, hơn ai hết là chính quyền cấp xã, thị trấn cần phải siết chặt hơn nữa công tác quản lý hoạt động này. Cụ thể, chính quyền địa phương thông qua việc kiểm soát thủ tục cấp phép vận chuyển đất ra khỏi vị trí hạ cốt nền cũng như giám sát việc đổ thải đúng vị trí đã được phê duyệt và nên chăng cần có cam kết của các hộ dân để việc làm nhà được diễn ra trong khoảng thời gian nhất định kể từ khi thực hiện xong việc hạ cốt nền.

Đình Đông

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hoá: Lợi dụng hạ cốt nền để khai thác tài nguyên trái phép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới