Chủ nhật, 24/11/2024 08:13 (GMT+7)
Thứ sáu, 21/10/2022 06:55 (GMT+7)

Thanh Hóa: Xâm thực mạnh nghiêm trọng, di dời khẩn cấp các hộ dân đến nơi an toàn

Theo dõi KTMT trên

Trước tình trạng biển xâm thực mạnh, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu nhanh chóng có giải pháp khắc phục. Đồng thời, tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân trong khu vực nguy cơ cao đến nơi an toàn, đồng thời, lựa chọn đơn vị tư vấn để lập kế hoạch xử lý khẩn cấp.

Những ngày qua, nước biển xâm thực tại cửa Lạch Hới, thôn Tân Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đang diễn biến khó lường. Thống kê của chính quyền địa phương cho thấy, chỉ trong vòng vài tháng, sóng biển đã làm sạt lở hơn 1,5km bờ biển xã Hoằng Phụ có điểm bị xâm thực sâu vào đất liền hơn 100m, cuôi trôi 7,5 ha đất sản xuất, đất rừng, đất ở của 3 hộ dân. Nước biển xâm thực vào đất liền gây sạt lở với diện tích hơn 150.000 m2, khiến các hộ dân bị ảnh hưởng lo lắng. Tình trạng này cũng xảy ra ở các tỉnh ven biển khác như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh.

Cụ thể, sóng biển đã làm sạt lở bờ biển với chiều dài hơn 1,5km; có nơi nước ngập sâu tới 200m. Nước biển xâm thực vào đất liền khoảng 50m, có điểm hơn 100m. Tình trạng này làm mất đất sản xuất và đất ở của một số hộ dân khoảng trên 7,5 ha. Trong đó, đất rừng sản xuất khoảng 5,2 ha; đất nuôi trồng thủy sản khoảng 1,5 ha; còn lại là đất bãi bồi và đất ở, đất biên phòng, khoảng 30 hộ dân ở khu vực gần biển bị ảnh hưởng.

Tình trạng biển xâm thực không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn đảo lộn cuộc sống, gây tâm lý lo lắng cho người dân sống trên địa bàn, đặc biệt là các hộ dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp ở khu vực gần biển. Do biển xâm thực, những khối bê tông, bờ kè đã bị sóng biển đánh trôi. 

Thanh Hóa: Xâm thực mạnh nghiêm trọng, di dời khẩn cấp các hộ dân đến nơi an toàn - Ảnh 1
Những ngày qua, nước biển xâm thực tại cửa Lạch Hới, thôn Tân Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đang diễn biến khó lường. (Ảnh: Báo Nông nghiệp)

Theo đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Đức Giang giao UBND huyện Hoằng Hóa khẩn trương cắm biển cảnh báo tại các khu vực nguy cơ mất an toàn. Đồng thời, tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân trong khu vực nguy cơ cao đến nơi an toàn.

Tình trạng nước biển xâm thực còn xảy ra với một số tỉnh ven biển khác, nhiều trường học tạm đóng cửa. Khu vực ven biển xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), triều cường và sóng lớn phá hủy nền móng, đánh sập hơn 20 hàng quán ven biển của người dân; làm hư hỏng các công trình hạ tầng giao thông nông thôn; gây xói lở nặng khu vực rừng phòng hộ của xã. Nhiều địa phương ở vùng thấp trũng như phường Thuận An, xã Phú Thanh (thành phố Huế) đã cho học sinh khối mầm non, tiểu học và THCS nghỉ học.

Tại Đà Nẵng, theo thông tin của Baodanang.vn, ảnh hưởng của bão số 5 (Sonca) và áp thấp nhiệt đới kết hợp với triều cường dâng cao, nhiều đoạn, tuyến bờ biển khu vực dọc đường Võ Nguyên Giáp bị sóng đánh sạt lở nghiêm trọng, xâm thực sát mép đường.

Tháng 8 vừa qua, tuyến đê từ K12+400 đến K12+923 và phần bờ biển nằm ngoài eo cửa ra sông Lam, xã Xuân Hội (tỉnh Hà Tĩnh) bị sạt lở. Nước biển xâm thực sâu vào đất liền cả chục mét, cuốn trôi nhiều cây chắn sóng có tuổi đời hàng chục năm ở vùng biển Xuân Hội. Hiện tại, tuyến đê bị nước biển xâm thực làm xói lở nghiêm trọng, kéo dài khoảng 2,5 km.

Theo ông Lê Anh Đức, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nghi Xuân, cho biết đoạn đê từ K12+400 đến K12+923 và phần bờ biển nằm ngoài eo cửa ra sông Lam nằm trong dự án đê Hội Thống. Tuy nhiên, đoạn này chưa được đầu tư dẫn đến sạt lở nghiêm trọng. Tổng chiều dài toàn đê là 17,8 km. Nhiệm vụ là bảo vệ trực tiếp cho hơn 22.400 người dân và 3.765 ha đất tự nhiên các xã Xuân Hội, Đan Trường, Xuân Phổ, Xuân Hải và gián tiếp bảo vệ cho các vùng phụ cận.

Trước tình trạng biển xâm thực mạnh, ngày 19/10, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, yêu cầu các ngành chức năng và huyện Hoằng Hóa nhanh chóng có giải pháp khắc phục, đồng thời, đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại khu vực có nguy cơ xảy ra biển xâm thực.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang giao UBND huyện Hoằng Hóa khẩn trương cắm biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nghiêm cấm người dân và khách du lịch ra vào khu vực có nguy cơ sạt lở; tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân trong khu vực nguy cơ cao đến nơi an toàn, đồng thời, lựa chọn đơn vị tư vấn để lập kế hoạch xử lý khẩn cấp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu vực biển Hoằng Phụ, thẩm định phương án lựa chọn tư vấn của UBND huyện Hoằng Hoá và giao Sở Tài chính bố trí vốn để thực hiện dự án khẩn cấp xử lý tình trạng sạt lở tại khu vực biển đang xâm thực.

Theo báo cáo của UBND huyện Hoằng Hóa, trước đây, khu vực bờ biển tiếp giáp cửa sông Mã thuộc thôn Tân Xuân, đã xảy ra hiện tượng sạt lở, xâm thực bờ biển nhưng với mức độ thấp, không đáng kể. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đặc biệt vào khoảng tháng 6, tháng 7 và ảnh hưởng của bão số 4 cuối tháng 9 vừa qua, triều cường, sóng lớn vỗ bờ với tần suất cao, hiện tượng sạt lở, xâm thực bờ biển tại vị trí nêu trên bị ảnh hưởng rất mạnh. Sóng đã làm sạt lở bờ biển với chiều dài hơn 1,5 km, lấn sâu vào đất liền đến khoảng 50m, có điểm bị xâm thực sâu vào đất liền hơn 100m.

Việc xâm thực này đã làm mất đất sản xuất và đất ở của một số hộ dân khoảng trên 7,5 ha, trong đó đất rừng sản xuất khoảng 5,2 ha, đất nuôi trồng thủy sản khoảng 1,5 ha, còn lại là đất bãi bồi và đất ở, đất biên phòng.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Xâm thực mạnh nghiêm trọng, di dời khẩn cấp các hộ dân đến nơi an toàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới