Chủ nhật, 24/11/2024 05:28 (GMT+7)
Thứ sáu, 16/12/2022 09:50 (GMT+7)

Thị trường bất động sản đang lộ rõ những điểm nghẽn

Theo dõi KTMT trên

Theo nhiều chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản vừa qua khó khăn là tắc nghẽn dòng vốn. Hơn 1 năm theo chiều hướng tụt dốc, hiện thị trường bất động sản đang lộ rõ những điểm nghẽn.

Nhiều gói kích cầu được đưa ra

Bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ mật thiết với nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường này gặp nhiều khó khăn, giao dịch giảm mạnh, nhiều dự án ngừng trệ không tiếp tục triển khai do đói vốn từ đầu năm nay.

Giữa tháng 11, Thủ tướng đã lập Tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho thị trường này. Tại công điện hôm nay, lãnh đạo Chính phủ kêu gọi các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp chung sức, hợp lực để vượt qua khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển đúng quy luật, an toàn, lành mạnh.

Thị trường bất động sản đang lộ rõ những điểm nghẽn - Ảnh 1
Hiện thị trường bất động sản đang lộ rõ những điểm nghẽn. (Ảnh minh họa)

Theo thông tin cho biết, thực trạng nhân viên công ty bất động sản đứng phát tờ rơi và tư vấn bán các sản phẩm nhà chung cư cao cấp ngay bên lề đường. Nhiều gói kích cầu được đưa ra, nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng, chiết khấu cao. Nhưng chung cư cao cấp mức giá 75-90tr/m2, rất ít người để ý thời điểm này.

Phân khúc nhà chung cư cao cấp, biệt thự, nhà liền kề, biệt thự nghỉ dưỡng hiện có mặt bằng giá đi ngang giữ ở mức cao, gần như không có giao dịch. Trong khi, phân khúc nhà đất, nhà phố dưới 5 tỷ vẫn giao dịch bình thường bởi đó là nhu cầu ở thật của người dân chứ không phải đầu tư chờ sóng tăng giá. Đáng chú ý, chung cư giá rẻ, nhà giá rẻ có nhu cầu rất lớn nhưng lượng cung lại hầu như không có. Theo đánh giá, mất cân bằng giữa các phân khúc nhà ở đang là một điểm nghẽn lớn.

Cùng với đó, cung và cầu các phân khúc bất động sản đều giảm mạnh. Trong khi đó, mặt bằng giá được nhiều chuyên gia đánh giá là đang đi ngang. Một số địa phương từng xảy ra cơn sốt như Thanh Hoá, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hoà Bình, Thái Bình… đang ghi nhận tình trạng giảm giá bán để nhanh chóng thoát hàng.

Sự trầm lắng của thị trường được cho là vòng xoay đúng quỹ đạo sau khoảng thời gian tăng nóng của thị trường bất động sản. Bởi trước đó, vốn dành cho thị trường này chỉ có 10% là vốn thật, vốn tự có và có tới 70% nguồn vốn cho bất động sản là từ tín dụng.

Cần mở thêm room tín dụng, bơm thêm vốn để kích hoạt thị trường

Để gỡ khó cho thị trường, Thủ tướng đã vừa có Công điện gửi các Bộ trưởng có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành yêu cầu triển khai ngay một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở ổn định, lành mạnh, bền vững.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho hay, thị trường bất động sản đang rất cần những xử lý, điều hành để tháo được các "điểm nghẽn" của thị trường.

Ông Đính đề nghị: "Đầu tiên là vấn đề chính sách, trong đó dự án nào mang đến cho thị trường nguồn hàng phù hợp như nhà ở xã hội thì cần phải điều chỉnh để sớm phê duyệt. Ngoài ra lạm phát hiện đang được kiểm soát tốt thì cần mở thêm room tín dụng, bơm thêm vốn để kích hoạt thị trường".

Về nguồn vốn cho thị trường, ông Nguyễn Văn Đính, ngành bất động sản Việt Nam cho biết đang phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng, chủ yếu là huy động trước của người dân và gần đây là phát hành trái phiếu bắt đầu tư năm 2021. Dù thị trường trái phiếu gần đây có những trục trặc cũng như tỷ trọng vốn chưa nhiều, tuy nhiên Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng phát hành trái phiếu sẽ là một xu hướng để thay thế dần thị trường tín dụng. Do đó thị trường trái phiếu cần đẩy mạnh theo hướng lành mạnh và được kiểm soát tốt nhất có thể để hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản hiệu quả.

Theo ôn Đính đánh giá: "Ngoài trái phiếu doanh nghiệp, chúng ta cũng cần phát triển các quỹ đầu tư, quỹ tín thác, quỹ nhà ở... để cung cấp vốn cho thị trường".

Để gỡ khó cho thị trường bất động sản, trong Công điện, Thủ tướng đặc biệt yêu cầu Bộ Tài chính rà soát việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản và có giải pháp phù hợp, hiệu quả góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Các doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có liên quan chủ động cơ cấu lại các phân khúc khách hàng, các sản phẩm, giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán phù hợp, khả thi, thuận lợi cho khách hàng, người dân, nhất là những đối tượng có nhu cầu thực sự và có tính khả thi.

Ngoài nguồn vốn, ông Đính cho rằng cần đơn giản hoá hơn các thủ tục đầu tư, thủ tục phê duyệt chủ đầu tư, thủ tục giao đất, thủ tục đền bù... "Như việc phê duyệt giá đất hiện nay đang là một điểm nghẽn cực kỳ lớn mà nhiều địa phương gặp phải. Rất cần những quy định cụ thể, rõ ràng để tạo cơ sở cho các địa phương xử lý".

Cùng với đó, ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dưng) chia sẻ, trong thời gian tới đây sẽ lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất để hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn các chủ đầu tư để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp. Ngoài ra sẽ phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp thực hiện, triển khai hiệu quả đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, hiện các địa phương có hơn 1.000 dự án cần phải tháo gỡ. Do nguồn cung BĐS gặp khó khăn, nhiều dự án thực hiện đầu tư đang vướng về mặt thủ tục pháp lý, phải dừng hoặc hoãn tiến độ khiến số lượng dự án BĐS giảm mạnh. Tính đến hết quý III/2022, chỉ có 104 dự án đang triển khai, chỉ bằng 51% dự án cùng kỳ so với năm 2021. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đang rất quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp. Ngay sau khi được thành lập, Tổ công tác đã làm việc với địa phương, doanh nghiệp và đã phân loại một số nhóm vấn đề vướng mắc của BĐS. Đối với các vướng mắc thuộc thẩm quyền địa phương, Tổ công tác rà soát, đề nghị địa phương khẩn trương triển khai phê duyệt dự án, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với những vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đánh giá kỹ, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tháo gỡ.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Thị trường bất động sản đang lộ rõ những điểm nghẽn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới