Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường bất động sản 2023 sẽ còn nhiều khó khăn nhưng vẫn có những dấu hiệu tích cực, hồi phục, chuyển biến, thậm chí là "đảo chiều" từ trầm lắng sang khởi sắc, nhưng sẽ không có "sốt đất".
Thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ sớm đảo chiều sau chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng với những dự thảo sửa đổi chính sách nhằm tháo gỡ điểm nghẽn về pháp lý, dòng vốn cho doanh nghiệp.
Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về nhà ở ngày càng được hoàn thiện, nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đã được ban hành nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, khó khăn về nhà ở.
Theo nhiều chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản vừa qua khó khăn là tắc nghẽn dòng vốn. Hơn 1 năm theo chiều hướng tụt dốc, hiện thị trường bất động sản đang lộ rõ những điểm nghẽn.
Theo quy định mới này, nhà lưu trú cho công nhân cũng được ưu đãi như: được giao đất không thu tiền sử dụng đất; được miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi... như nhà ở xã hội.
Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê, nhà ở giá rẻ, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường cho các đối tượng chính sách xã hội.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 28/10, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân.
Thiếu quỹ đất, vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư, thiếu nguồn vốn ưu đãi, cơ chế khuyến khích chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp... nên việc xây nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp chưa được như kỳ vọng.
Chính sách về nhà ở xã hội chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của công nhân lao động. Trong khi nhu cầu nhà ở của công nhân lao động vẫn rất cấp bách; cơ chế chính sách và quá trình thực thi bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.
Theo các chuyên gia, Nghị định 35 của Chính Phủ về quản lý các KCN có hiệu lực đã gỡ vướng nhiều vấn đề cho doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước và tỉnh BR- VT nói riêng.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện nay trên thị trường bất động sản, phân khúc nhà ở thương mại chiếm đa phần các dự án được doanh nghiệp mở bán, trong khi đó có rất ít dự án nhà ở cho người thu nhập thấp được đưa ra thị trường.
Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 là 21.886 tỷ đồng. Số vốn này đến từ nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, vốn tích lũy thu nhập của các hộ gia đình và vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm điều phối, tính toán thứ tự ưu tiên, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo mức đã được Quốc hội cho phép là 40.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân 8.896 tỷ đồng vốn vay ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11, với hơn 213.000 khách hàng vay vốn.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói, quan điểm là kiểm soát chặt tín dụng vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn trong bất động sản, chứ không "siết hay cắt" tín dụng vào các lĩnh vực này.
Đây là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại tọa đàm “Gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân” do Đài Truyền hình KTS VTC và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức tại hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM ngày 19/4.
Công nhân sẽ được hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 đối với những khoản vay có lãi suất trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách Xã hội TP.HCM giải ngân trong giai đoạn này.