Các chuyên gia nhận định, thời điểm này đang là thời kỳ bước vào mùa mưa ở các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ. Do vậy trong thời gian tháng 6 và tháng 7/2022, mưa lớn ở các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ vẫn tiếp diễn.
Cần thiết phải xây dựng được các đô thị có khả năng chống chịu một cách thông minh, hay nói cách khác là thiết kế được một cách thông minh các đô thị để đảm bảo được tính bền vững, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Trước tình trạng "cứ mưa là ngập" ở các thành phố lớn, theo Bộ trưởng TN&MT phải nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị. Đồng thời, phải dự báo được tính cực đoan của thời tiết và tính được số lượng dân cư sử dụng để có một hệ thống đáp ứng được nhu cầu.
Nguyên nhân do mức độ phơi bày và tính nhạy cảm cao trước thiên tai, thời tiết cực đoan. Đây là những lĩnh vực được chuyên gia cảnh báo nhấn mạnh đối với nền kinh tế dễ bị tổn thương của Việt Nam trước biến đổi khí hậu.
Không khí lạnh tiếp tục hoạt động mạnh trong 8 ngày cuối tháng 2/2022, rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ còn duy trì từ nay cho đến khoảng ngày 24-25/2, sau đó nhiệt độ có xu hướng tăng dần.
Đợt không khí lạnh rất mạnh tràn xuống nước ta vào đêm 18/2 đã khiến nhiệt độ tại khu vực Bắc Trung bộ giảm sâu hiếm gặp, thời tiết cực đoan gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Theo Cơ quan khí tượng đánh giá, đây là đợt lạnh nhất từ đầu mùa đông năm nay tính tới thời điểm hiện tại. Do đó, các địa phương cần tập trung chỉ đạo triển khai những biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh.
Với mức nhiệt dưới 0 độ C, băng giá tiếp tục phủ trắng tại các thôn làng thuộc xã Y Tý (Lào Cai) và đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) sáng 21/2. Trong niềm hào hứng của du khách là nỗi buồn của người dân khi chịu nhiều thiệt hại do thời tiết cực đoan.
Ngày 18/1, Chính phủ Tonga xác nhận 3 người thiệt mạng và nhiều nhà cửa bị phá hủy sau vụ núi lửa phun trào gây ra sóng thần ở nước này ngày 15/1. Núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở dưới biển tạo ra lượng sét nhiều chưa từng thấy trong lịch sử.
Theo nhận định của chuyên gia khí tượng, trong ngày ông Công ông Táo (23/12) và kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022, trên cả nước ít có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan; dự báo ở khu vực Bắc Bộ sẽ lạnh, còn miền Trung và miền Nam nắng ráo.
Sáng sớm 18/1, một số nơi tại Lào Cai đã xuất hiện sương muối phủ trắng núi rừng. Lớp sương muối xuất hiện trên cây cỏ nằm sát với mặt đất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ hoa màu, cây trồng chết héo trong thời gian tới.
Mưa axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng, nguồn nước nhạt và đất, làm chết côn trùng và thủy sinh, cũng như ăn mòn các kết cấu thép, phong hóa các tòa nhà và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Năm 2021, cuộc khủng hoảng khí hậu đã gây ra những thiệt hại kinh hoàng trên toàn cầu. Trong đó, nhiều nơi trên thế giới đã chứng kiến các kiểu thời tiết khác nhau do biến đổi khí hậu, gây thiệt hại lớn.
Ngày 27/12, tuyết rơi dày tại Nhật Bản đã gây ách tắc giao thông, khiến nhiều chuyến bay bị hủy và làm gián đoạn dịch vụ đường sắt tại miền Trung nước này.
Rét đậm, rét hại lần này có thể kèm mưa tuyết và băng giá xuất hiện. Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ.
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Khi Trái Đất nóng dần lên kéo theo các thảm kịch vô cùng lớn, với sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm.
Phân tích đa mô hình dự đoán các kịch bản khí hậu phụ thuộc vào các nỗ lực giảm thiểu phát thải trước và sau năm 2030 cho thấy rằng, ngay cả kịch bản lạc quan nhất cũng không đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C.