Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra sự cực đoan của thời tiết. Đó là điều không mới mẻ gì. Tuy nhiên, trên thực tế biến đổi khí hậu đã diễn ra khốc liệt và khó kiểm soát hơn, gây lên những tác động trực tiếp tới hành tinh.
Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow (Vương quốc Anh) bước sang giai đoạn đàm phán mới sau khi dự thảo đầu tiên về tuyên bố chung của hội nghị được công bố vào ngày 10/11.
Tại hội nghị COP26 của Liên Hợp Quốc, các nhà lãnh đạo thế giới nhấn mạnh sự cần thiết phải hạn chế nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Mức tăng nhiệt vượt ngưỡng 1,5 độ C và hơn thế nữa sẽ làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Sự biến chuyển từ El Nino sang La Nina tạo nên một dạng tàn phá khủng khiếp tới con người, môi trường và hệ sinh thái trên Trái Đất. Theo đó, hiện tượng La Nina gây ra hàng loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan trên toàn cầu.
Ngày 7/10, tuyết rơi dày đến 30 cm khiến cuộc sống người dân Trung Quốc bị xáo trộn khi đường sá lầy lội, nhiệt độ giảm sâu, nhiều chuyến tàu cao tốc bị hủy, thậm chí sân bay phải đóng cửa.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, trong tháng 11/2021, khả năng xuất hiện khoảng 1-2 xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Trong những năm 1970 và 1980, các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra đã giết chết trung bình khoảng 170 người mỗi ngày trên toàn cầu. Con số đó giảm xuống còn khoảng 40 người một ngày trong những năm 2010 nhờ việc chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan.
Trái Đất đang trở nên nóng tới mức nhiệt độ trung bình trong khoảng một thập kỉ có thể sẽ vượt qua mức độ mà các nhà lãnh đạo thế giới đã tìm cách ngăn chặn. Theo Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, báo cáo được coi là “mã đỏ đối với nhân loại”.
Khô hạn, nắng nóng khắc nghiệt, cháy rừng, lũ quét, mưa bão, gió và lốc xoáy… hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường lần lượt diễn ra trên khắp nước Mỹ tuần qua. Đó cũng là câu chuyện về biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu...
Theo một nghiên cứu nhanh công bố hôm 24/8 của một nhóm các nhà khoa học khí hậu quốc tế cho biết, khu vực Tây và Trung Âu sẽ phải hứng chịu tình trạng mưa lớn cực đoan và lũ lụt ngày càng tăng do biến đổi khí hậu.
Nhiều các quốc gia trên thế giới đang phải nỗ lực dập tắt các đám cháy rừng. Trong khi đó, hàng nghìn cư dân phải rời bỏ nơi ở và những cánh rừng mênh mông để tránh các đám cháy.
Tình trạng nhiệt độ toàn cầu gia tăng, mực nước biển dâng cao cùng nhiều hình thái thời tiết cực đoan hơn đã phản ánh rõ tác động của biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo khí hậu của Liên hợp quốc, các đợt nắng nóng cực đoan trước đây chỉ xảy ra 50 năm một lần thì giờ đây sẽ xuất hiện 10 năm một lần do Trái đất ngày càng nóng lên.
“Mỗi người dân ngay từ bây giờ hãy thực hiện việc trồng, bảo vệ cây xanh, coi đây như một món quà, thể hiện cam kết, trách nhiệm của thế hệ hôm nay gửi cho con cháu mai sau” - Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà kêu gọi.
Toàn văn thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước nhân Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam (22/5/1946-22/5/2021).
Các cuộc xung đột, khủng hoảng kinh tế và hiện tượng thời tiết cực đoan đã đẩy số người bị thiếu lương thực trầm trọng lên 155 triệu người trong năm 2020, mức cao nhất trong 5 năm qua.
Chiều 24/4, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có công văn đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, triển khai các phương án ứng phó với dông lốc, sét, mưa đá, mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất trong những ngày tới.