Chủ nhật, 24/11/2024 09:36 (GMT+7)
Thứ bảy, 07/11/2020 15:54 (GMT+7)

Thúc đẩy tái chế rác thải để giải quyết vấn đề ô nhiễm

Theo dõi KTMT trên

Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà, để giải quyết vấn đề rác thải gây ô nhiễm thì bên cạnh việc thay đổi cách xử lý rác cần sớm thúc đẩy, khuyến khích tái chế, tái sử dụng rác.

Chiều 6/11, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung (Điện Biên) và nhiều đại biểu quan tâm tới vấn đề rác thải gây ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định việc xử lý rác thải là một trong những thách thức hiện nay, đặc biệt là rác thải sinh hoạt.

Thúc đẩy tái chế rác thải để giải quyết vấn đề ô nhiễm - Ảnh 1
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

“Hiện nay chúng ta có trung bình mỗi ngày 35.000 tấn chất thải rắn ở đô thị và khoảng 28.400 tấn chất thải ở nông thôn; có 381 lò đốt rác và 1.000 bãi chôn lấp rác. Trong thời gian vừa qua, chúng ta bắt đầu cải thiện mức thu gom rác thải, tăng 6% ở đô thị và tăng 15% ở nông thôn”, Bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng, thực trạng việc chôn lấp rác gây ô nhiễm cả tài nguyên nước, vừa gây cạn kiệt vừa lãng phí tài nguyên, vì rác vẫn chưa được coi là tài nguyên.

“Rác hiện nay chưa được tiến hành tái chế và cũng chưa có công nghệ đạt yêu cầu”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trên thực tế, có một nghịch lý tồn tại, có nơi rác thải chất cao như núi, ô nhiễm, người dân chặn đường... trong khi các nhà máy “điện rác” thì ì ạch, chậm tiến độ. Trong khi đó, một số ngành “thèm” rác như xi măng lại phải bỏ tiền đi mua.

Do đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, phải coi rác là tài nguyên, có cơ chế khuyến khích thì người dân sẽ phân loại rác và tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng rác. Vừa qua Thủ tướng đã chỉ đạo xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp tham gia vào liên minh tái chế rác, đặc biệt là rác thải nhựa.

Cùng với đó là các chính sách kinh tế về rác, xác định trách nhiệm người gây ô nhiễm phải trả tiền. Người dân tham gia vào việc phân loại rác và Nhà nước sẽ hỗ trợ thu gom, xử lý. Giải pháp tiếp theo là xác định các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với công nghệ cũng như xác định xử lý rác là dịch vụ, sẽ tiến hành đấu giá.

Từng cho ý kiến về vấn đề này, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT, muốn phát triển bền vững, cần đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn, nâng cao tái chế để đầu ra của ngành này là đầu vào của ngành khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam phần lớn rác thải thu gom được vẫn đang xử lý theo kiểu truyền thống chôn lấp, đếm tấn lấy tiền xử lý từ ngân sách. Trong khi nhiều nước trên thế giới xử lý rác thải trong lò đốt của nhà máy sản xuất xi măng, luyện thép; rác thải làm đầu vào trong nhà máy sản xuất phân bón…

Do đó, TS Tùng đề nghị và nhấn mạnh việc cần phân loại rác tại nguồn trước hết sẽ giúp giảm lượng rác thải mỗi ngày. Sau đó, sẽ thấy thứ gì thích hợp phát điện, xử lý trong lò đốt của nhà máy sản xuất xi măng, làm phân bón...

Để xử lý triệt để rác thải, các chuyên gia kiến nghị cần phải ban hành ngay cơ chế, chính sách để có thể biến rác thành nguồn nguyên, nhiên liệu thay thế cho các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt.

Hoài Thu

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy tái chế rác thải để giải quyết vấn đề ô nhiễm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới