Chủ nhật, 24/11/2024 07:06 (GMT+7)
Thứ ba, 30/11/2021 09:18 (GMT+7)

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng

Theo dõi KTMT trên

Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nên đất nước ta có nguồn tài nguyên thủy năng khá lớn, trải dài từ Bắc vào Nam.

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 1

Cả nước có 818 dự án thủy điện (DATĐ) với tổng công suất lắp đặt 23.182MW (tính đến 2018). Trong đó, đã đưa vào khai thác sử dụng 385 DATĐ với tổng công suất lắp đặt 18.564MW, đang xây dựng 143 DATĐ với tổng công suất lắp đặt 1.848MW và đang nghiên cứu đầu tư 290 DATĐ với tổng công suất lắp đặt 2.770MW… và còn nhiều những dự án thủy điện mở rộng đang thi công.

Nhiều nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng, Việt Nam có thể khai thác được nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25.000-26.000MW, tương ứng với khoảng 90-100 tỷ KWh điện năng. Tuy nhiên, trên thực tế, tiềm năng về công suất thủy điện có thể khai thác còn nhiều hơn. Theo kinh nghiệm khai thác thủy điện trên thế giới, công suất thủy điện ở Việt Nam có thể khai thác trong tương lai có thể bằng từ 30.000MW đến 38.000MW và điện năng có thể khai thác được 100-110 tỷ KWh.

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 2
Nhà máy Thủy điện Sơn La là một trong những công trình thủy điện tiêu biểu của Việt Nam.
Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 3

Top 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam đã đi vào vận hành, hòa lưới điện quốc gia tính đến 02/2021:

1, Nhà máy thủy điện Sơn La: Tổng công suất lắp đặt: 2.400MW, sản lượng điện trung bình năm 9,4 tỷ KWh.

2, Nhà máy thủy điện Hòa Bình: Tổng công suất lắp đặt 1.920MW, sản lượng điện trung bình năm: 8,16 tỷ KWh. Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Ngày 10/01/2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng. Tổng công suất lắp đặt là 480MW, gồm 2 tổ máy (240MW/tổ máy).

Khi nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng hoàn thành (dự kiến năm 2023), tổng công suất của cả hai nhà máy Hòa Bình và Hòa Bình mở rộng sẽ nâng lên 2.400MW (1.920MW + 480MW).

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 4
Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

3, Nhà máy thủy điện Lai Châu: Tổng công suất lắp đặt 1.200MW, sản lượng điện trung bình năm 4,67 tỷ KWh.

4, Nhà máy thủy điện Ialy: Tổng công suất lắp đặt 720MW, sản lượng điện trung bình năm 3,68 tỷ KWh.

5, Nhà máy thủy điện Huội Quảng: Tổng công suất lắp đặt: 520MW, sản lượng điện trung bình năm: 1,90 tỷ KWh.

6, Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi: Sản lượng điện trung bình năm của cả hai nhà máy Hàm Thuận - Đa Mi: 1,55 tỷ KWh.

7, Nhà máy thủy điện Trị An: Tổng công suất lắp đặt: 400MW, sản lượng điện trung bình năm: 1,76 tỷ KWh.

8, Nhà máy thủy điện Sê San 4: Tổng công suất lắp đặt: 360MW, sản lượng điện trung bình năm: 1,4 tỷ KWh.

9, Nhà máy thủy điện Tuyên Quang: Tổng công suất lắp đặt: 342MW, sản lượng điện trung bình năm: 1,295 tỷ KWh.

10, Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4: Tổng công suất lắp đặt: 340MW, sản lượng điện trung bình năm: 1,109 tỷ KWh.

Bên cạnh top 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam như trên, còn một số nhà máy thủy điện khác cũng có công suất lớn như: Thủy điện Bản Vẽ (320MW), Thủy điện Đại Ninh (300MW), Thủy điện Buôn Kuốp (280MW), Thủy điện Trung Sơn (260MW), Thủy điện Sê San 3 (260MW), Thủy điện Thác Mơ (225MW), Thủy điện Sông Ba Hạ (220MW), Thủy điện Sêrêpôk 3 (220MW), Thủy điện Thượng Kon Tum (220MW), Thủy điện A Vương (210MW).

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 5

Tính đến đầu năm 2021, hệ thống thủy điện trên sông Đà và phụ lưu sông Đà có trên 40 nhà máy thủy điện lớn, nhỏ. Trong đó, các nhà máy thủy điện lớn, quan trọng là: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Nậm Chiến 1.

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 6
Nhà máy thủy điện Huội Quảng, với tổng công suất lắp đặt: 520MW, điện lượng trung bình năm: 1,904 tỷ KWh/năm.

Thủy điện Sơn La: Là thủy điện bậc thang thứ hai trên sông Đà, phía dưới thủy điện Lai Châu, phía trên thủy điện Hòa Bình. Tổng công suất lắp đặt: 2.400MW, điện lượng trung bình năm: 9,4 tỷ KWh/năm. Thủy điện này khởi công xây dựng ngày 02/12/2005 và đồng thời ngăn sông Đà đợt 1. Công trình này được khánh thành ngày 23/12/2012. Nhà máy Thủy điện Sơn La là một trong những công trình thủy điện tiêu biểu của Việt Nam.

Thủy điện Hòa Bình: Là thủy điện bậc thang dưới cùng trên sông Đà, là công trình thủy điện đầu tiên được xây dựng trên sông Đà (năm 1979). Với tổng công suất lắp đặt 1.920MW, điện lượng trung bình năm: 8,16 tỷ KWh/năm. Được khởi công xây dựng ngày 06/11/1979 và ngày 20/12/1994 khánh thành công trình.

Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Với tổng công suất lắp đặt: 480MW, công trình này khởi công xây dựng ngày 10/01/2021 và dự kiến hoàn thành năm 2023.

Thủy điện Lai Châu: Là thủy điện bậc thang trên cùng trên sông Đà, với tổng công suất lắp máy 1.200MW, điện lượng trung bình năm 4,670 tỷ KWh/năm. Được khởi công xây dựng ngày 05/01/2011, ngày 20/12/2016 khánh thành công trình.

Thủy điện Huội Quảng: Với tổng công suất lắp đặt: 520MW, điện lượng trung bình năm: 1,904 tỷ KWh/năm. Được khởi công xây dựng ngày 08/01/2006, tháng 11/2016 công trình được khánh thành.

Thủy điện Bản Chát: Tổng công suất lắp đặt: 220MW, điện lượng trung bình năm: 1,158 tỷ KWh/năm. Được khởi công xây dựng ngày 08/01/2006, ngày 31/12/2015: Khánh thành công trình

Thủy điện Nậm Chiến 1: Với tổng công suất lắp đặt: 200MW, điện lượng trung bình năm: 791,07 triệu KWh/năm. Ngày 26/12/2007 khởi công xây dựng, tháng 07/2013 Tổ máy số 2 hòa lưới điện quốc gia.

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 7
Nhà máy Thủy điện Lai Châu đã đóng góp 20 tỷ kWh điện cho hệ thống điện quốc gia.
Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 8

Sông Sê San đoạn trên lãnh thổ Việt Nam, chảy qua địa phận 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, tính đến 01/2021 có 7 công trình thủy điện bậc thang, tính từ thượng lưu đến hạ lưu là: Thượng Kon Tum, Pleikrông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A.

Thủy điện Ialy: Đây là công trình lớn nhất trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Sê San và là công trình thủy điện đầu tiên được xây dựng trên sông Sê San (năm 1993). Với tổng công suất lắp đặt: 720MW, điện lượng bình quân năm: 3,68 tỷ KWh/năm. Được khởi công công trình gày 04/11/1993 và ngày 27/04/2002 khánh thành nhà máy.

Thủy điện Ialy mở rộng: Khởi công công trình vào quý II/2021, kế hoạch phát điện cả hai tổ máy trong năm 2024. Với tổng công suất lắp đặt: 360MW

Thủy điện Pleikrông: Tổng công suất lắp đặt: 100MW, điện lượng bình quân năm: 417 triệu KWh/năm, ngày 23/11/2003 khởi công công trình, đến tháng 09/2009 tổ máy số 2 hòa lưới điện quốc gia.

Thủy điện Sê San 3: Là công trình lớn thứ 3 trên hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Sê San với tổng công suất lắp đặt: 260MW, điện lượng bình quân năm: 1,22 tỷ KWh/năm. Công trình khởi công ngày 15/06/2002, đến tháng 07/2006 tổ máy số 2 hòa lưới điện quốc gia.

Thủy điện Sê San 3A: Với tổng công suất lắp đặt: 108MW, điện lượng trung bình hàng năm: 479,3 triệu KWh/năm, khởi công công trình ngày 05/04/2003, đến ngày 29/12/2006 tổ máy số 1 hoà lưới điện quốc gia.

Thủy điện Sê San 4: Đây là công trình lớn thứ hai trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Sê San (sau thủy điện Ialy). Với tổng công suất lắp đặt: 360MW. Điện lượng trung bình năm: 1,4 tỷ KWh/năm. Ngày 26/12/2004 khởi công công trình, đến ngày 20/03/2010 tổ máy số 3 hòa lưới điện quốc gia.

Thủy điện Sê San 4A: Với tổng công suất lắp đặt: 63MW, điện lượng bình quân hàng năm: 314,8 triệu KWh/năm. Tháng 11/2008 công trình khởi công, đến ngày 03/11/2011 tổ máy số 3 hòa lưới điện quốc gia.

Thủy điện Thượng Kon Tum: Với tổng công suất lắp đặt: 220MW, điện lượng bình quân hàng năm: 1,094 tỷ KWh/năm. Công trình này khởi công ngày 27/09/2009, được hoàn thành toàn bộ vào tháng 10/2020.

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 9
Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 10

Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng:

Sẽ bổ sung nguồn điện dự phòng cho hệ thống điện Việt Nam, sẽ góp phần khai thác tối đa bậc thang thuỷ điện trên sông Đà và đã được khởi công xây dựng vào ngày 10/01/2021 và hoàn thành công trình vào quý IV/2024. Sau khi hoàn thành, toàn bộ hai nhà máy thủy điện Hòa Bình (hiện hành và mở rộng) có tổng công suất là 2.400MW, điện lượng trung bình năm đạt 10,495 tỷ KWh.

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 11
Vị trí NMTĐ Hòa Bình mở rộng (bên phải đập dâng, nhìn từ phía thượng lưu).
Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 12

Dự án Thủy điện Ialy mở rộng - Công trình cấp thiết của hệ thống điện Việt Nam

Sau khi khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng ngày 10/01/2021, quý II/2021 EVN triển khai xây dựng Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng với 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy là 180MW và khi hoàn thành việc xây dựng mở rộng thì tổng công suất Nhà máy này sẽ đạt 1.080MW. Và kế hoạch phát điện cả hai tổ máy trong năm 2024. Việc mở rộng sẽ làm tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải trong mùa khô, đặc biệt là trong các giờ cao điểm.

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 13
Toàn cảnh hiện trạng công trình Thủy điện Ialy (nhìn từ phía thượng lưu).
Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 14
Việc đầu tư Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng nhằm tăng công suất, tận dụng tối đa khả năng của dòng chảy, giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu. Ảnh: LTT

Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái đang bám sát tiến độ

Theo Ban Quản lý dự án Điện 3, sau 8 tháng khởi công hạng mục cụm cửa xả thuộc Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái, đến nay dự án đang bám sát tiến độ đề ra.

Dự án có vai trò dự phòng công suất, dự phòng sự cố và điều tần hệ thống, có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống điện quốc gia. Nhiệm vụ chính của dự án là nguồn điện phủ đỉnh biểu đồ phụ tải của hệ thống, góp phần làm giảm sự chênh lệch (làm phẳng) biểu đổ phụ tải bằng việc huy động công suất bơm ở giờ thấp điểm và phát điện ở giờ cao điểm.

Với công suất 1.200MW (300MW x 4 tổ máy); Khởi công quý I/2022 và dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án năm 2029.

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 15
Thi công cửa hầm xả Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái.

Dự án 2 nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất I, III

Dự án Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất III dự kiến khởi công tháng 01/2022, vận hành thương mại tháng 12/2024. Dự án Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất I dự kiến khởi công tháng 01/2021, vận hành thương mại tháng 12/2023.

Mục tiêu nhằm cung cấp nguồn điện ổn định cho hệ thống điện miền Trung và hệ thống điện quốc gia. Quy mô xây dựng mỗi nhà máy có công suất khoảng 750MW. Địa điểm trong Trung tâm Điện lực Dung Quất, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Đa Nhim 80MW “về đích”

Lúc 8h ngày 04/08/2021, Công ty Cổ phần (CTCP) Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi và các đơn vị liên quan đã hòa lưới thành công tổ máy H5 (80MW) thuộc Dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Đa Nhim (tỉnh Lâm Đồng). Trước đó, tháng 12/2018, tổ máy H5 đã hòa lưới điện quốc gia với công suất 45MW.

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 16
Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 17
Nhà máy Thủy điện Đa Nhim - Nguồn cung cấp nước quan trọng của đồng bằng Ninh Thuận.

Để tận dụng tối đa nguồn thủy năng dồi dào của hồ Đơn Dương, CTCP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi sẽ tiếp tục thực hiện Dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Đa Nhim - giai đoạn 2 với công suất 80MW, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành tổ máy H6 vào năm 2026.

Theo thông tin từ EVN, sản lượng điện sản xuất của 8 tháng đầu năm 2021 tăng 5,4% so với cùng kỳ. Trong đó huy động thủy điện đạt 46,50 tỷ KWh, chiếm 26,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 18
Sản lượng điện sản xuất của 8 tháng đầu năm 2021, trong đó thủy điện đạt 46,50 tỷ KWh, chiếm 26,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 19

Thủy điện là dạng năng lượng có suất đầu tư thấp, hiệu quả cao, nhưng việc quản lý và vận hành ở mỗi quốc gia đều gặp những khó khăn riêng, nhất là vấn đề về quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành. Các quốc gia đã giải quyết những khó khăn này như thế nào?

Tại Trung Quốc: Khó khăn lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt là tình hình địa chất và khí hậu biến đổi khó lường, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một loạt giải pháp quản lý thủy điện như, sử dụng phương pháp quản lý tổng hợp Meta cho các dự án thủy điện lớn; áp dụng nguyên tắc tối ưu hóa phân bổ tài nguyên nước, lập kế hoạch trong tình huống thủy điện xả lũ...

Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng - Ảnh 20
Đập Thủy điện Tam Hiệp (Trung Quốc).

Tại Ấn Độ: cũng là quốc gia có tiềm năng thủy điện rất lớn với tổng công suất đặt khoảng 148.701MW. Để khai thác hiệu quả tiềm năng này, Ấn Độ đã xây dựng thành công phiên bản phần mềm DHARMA với các nguyên tắc an toàn đập thủy điện, gồm... Nhờ đó, Ấn Độ có thể tập trung khôi phục và cải tạo, nâng cấp khoảng 250 đập thủy điện trên toàn quốc.

Tại Na Uy: là nước mà thủy điện chiếm hơn 97% tổng sản lượng điện sản xuất. Cơ sở hạ tầng thủy điện và đập trong cả nước có “tuổi đời” trung bình khoảng 46 năm. Hiện nay, Na uy đang tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy điện và cải thiện các tác động đến môi trường.

Tại Campuchia: là nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc với điều kiện địa lý tự nhiên như vậy, Campuchia đã hợp tác với các nước xung quanh như Trung Quốc xây dựng Nhà máy Thủy điện Sesan II, hoạt động từ tháng 11/2017 trên sông Sesan - một nhánh sông Mê Kông ở Đông bắc Campuchia. Chính phủ Campuchia cũng hy vọng, các dự án thủy điện mới sẽ không chỉ giúp người dân tiếp cận với năng lượng rẻ hơn mà còn có khả năng thừa điện bán cho các nước xung quanh.

Có nhiều những dự án thủy điện lớn được xây dựng và hoàn thành ở nước ta từ năm 2006 đến nay như: Thủy điện Sơn La (2.400MW), Thủy điện Lai Châu (1.200MW) và Thủy điện Huội Quảng (560MW). Phát triển thủy điện bắt đầu đi vào chiều sâu. Các dự án thủy điện lớn có công suất trên 100MW hầu như đã được khai thác hết. Một số nhà máy thủy điện đang được mở rộng và các nhà máy thủy điện tích năng sẽ được tiến hành đầu tư để phù hợp với cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia.

Bài viết: Bùi Hằng
Đồ họa: Hoàng Việt

Bạn đang đọc bài viết Thủy điện Việt Nam và tiềm năng của những dự án mở rộng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới