Tin tức kinh tế 24h mới nhất, nổi bật nhất ngày 21/4
Giá xăng dầu tăng gần 700 đồng/lít; Chứng khoán giảm mạnh 6 phiên liên tiếp... là những tin tức kinh tế 24h mới nhất, nổi bật nhất hôm nay 21/4/2022.
Chứng khoán giảm mạnh 6 phiên liên tiếp
Phiên đáo hạn phái sinh, như thường lệ, rổ VN30 có biến động mạnh cuối phiên. Bước vào ATC, VN30-Index có thời điểm tăng hơn 20 điểm, VCB thậm chí được kéo lên giá trần. Tuy nhiên, về sát giờ đóng cửa, sắc đỏ lại lấn át, cổ phiếu ngân hàng “quay đầu” hàng loạt. Trong rổ VN30, VHM là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số, kế tiếp là GVR, khi cổ phiếu này giảm sâu 6,3%. VIC, GAS, VJC, NVL, DIG… nới rộng thêm đà giảm của chỉ số.
Bên bán vẫn chiếm ưu thế, trên HoSE, 311 mã giảm giá, và có tới 92 mã giảm sàn, tập trung nhiều ở nhóm bất động sản. LDG, DIG, NBB, ITA, SZC, HAR, QCG, NLG, TDC, LHG, KBC, IDI, SJF, CII, ASM… nằm sàn, trắng bên mua. Tương tự ở nhóm xây dựng: HBC, FCN, HTN tiếp tục giảm hết biên độ. Chỉ trong thời gian ngắn, một số mã trong số trên đã giảm tới 40%.
Cổ phiếu dầu khí cũng là nhóm bị bán mạnh: PVD, PXS, PET, PVC, PVS giảm sàn.
Trong khi cổ phiếu bất động sản là gánh nặng với chỉ số, thì nhóm ngân hàng, chứng khoán ghi nhận hồi phục. BID, TCB, MBB, CTG, VPB, VIB dẫn dắt thị trường, cùng với 2 đại diện của nhóm chứng khoán là VND, SSI. Giao dịch của nhóm bảo hiểm cũng là điểm sáng: MIG tăng trần, PVI, BVH, BMI tăng giá.
Liên quan vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty CP Chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings, Công ty CP Louis Capital, Công ty CP Louis Land… các cổ phiếu liên quan lao dốc hết biên độ.
Tại “nhóm Louis”, TGG (Louis Capital), APG (Chứng khoán APG), AGM (Xuất nhập khẩu An Giang), SMT (Sametel), BII (Louis Land), VKC (Cáp nhựa Vĩnh Khánh), DDV (Dap – Vinachem) đồng loạt giảm sàn, trắng bên mua. Kết phiên, APG, TGG, BII, VKC dư bán giá sàn cả triệu cổ phiếu. Thanh khoản các mã này “mất hút”, chỉ từ vài nghìn, trong khi phiên trước đó vẫn trao tay cả triệu cổ phiếu/phiên. DDV là mã còn duy trì được thanh khoản, khối lượng giao dịch vẫn trên 3,6 triệu cổ phiếu, nhưng thị giá bốc hơi tới 14,8%.
Ở nhóm chứng khoán, bộ đôi của nhóm Trí Việt: TVB, TVC đều giảm sàn. Ngoài ra, còn có nhiều cổ phiếu nhỏ như VIG, HBS, IVS, PSI, WSS, APS, ART đồng loạt giảm sàn.
Phiên giao dịch hôm nay, đáng chú ý là các nhóm Gelex, DNP khởi sắc sau chuỗi phiên giảm mạnh. Thậm chí, như GEX còn tăng mạnh 4,7%, sau thông báo ông Nguyễn Văn Tuấn, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc GEX đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu GEX để nâng tỷ lệ sở hữu, từ ngày 25/4 - 24/5/2022. Nếu giao dịch thành công, ông Tuấn sẽ nâng số cổ phiếu nắm giữ từ 192,3 triệu cổ phiếu, chiếm 22,58% lên 202,3 triệu cổ phiếu, chiếm 23,75% cổ phần.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 14,51 điểm (-1,05%) xuống 1.370,21 điểm. HNX-Index giảm 13,43 điểm (-3,53%) xuống 366,61 điểm. UPCoM-Index giảm 1,51 điểm (-1,42%) xuống 104,89 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 13,24% lên 21.982 tỷ đồng.
Khối ngoại phiên này đẩy mạnh mua ròng hơn 900 tỷ đồng, và là phiên thứ 3 mua ròng liên tiếp, tập trung vào VRE, VNM, NLG, MSN...
Giá xăng dầu tăng gần 700 đồng/lít
Chiều 21/4, Liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần.
Theo đó, xăng E5 RON 92 tăng 660 đồng/lít, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 680 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 27.130 đồng/lít và xăng RON 95 là 27.990 đồng/lít.
Như vậy, giá xăng trong nước đã có lần tăng ở lại sau ba cú giảm liên tiếp. Tính chung trong gần 4 tháng đầu năm, giá xăng đã có 7 lần tăng, 3 lần giảm giá.
Không chỉ xăng, giá các mặt hàng dầu tại kỳ điều hành lần này cũng được điều chỉnh tăng. Theo đó, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel lên 25.359 đồng/lít; dầu hỏa là 23.828 đồng/lít và dầu mazut là 21.800 đồng/kg.
Ở kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính - Công Thương trích quỹ bình ổn với xăng E5 RON 92 ở mức 400 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 500 đồng/lít, dầu hỏa 100 đồng/lít, dầu diesel 100 đồng/lít. Trong khi đó, cơ quan điều hành chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng dầu mazut 250 đồng/kg.
iPhone đẫn đầu thị trường smartphone đã qua sử dụng
Thị trường điện thoại thông minh đã qua sử dụng tăng mạnh trong năm 2021 cả về nhu cầu lẫn nguồn cung. Trong khi lượng điện thoại mới xuất xưởng tăng trưởng 4,5%, smartphone tân trang (refurbished) lại chứng kiến mức tăng lên đến 15% hàng năm, theo báo cáo của Counterpoint.
Điện thoại tân trang thường được các hãng thu về từ các nguồn hàng đổi trả bảo hành, sau đó sửa chữa và đóng hộp mới lại để bán ra cho người dùng. Dòng smartphone này là một phần của thị trường điện thoại đã qua sử dụng nói chung.
Trong mảng refurbished, Apple gần như tiên phong khi toàn bộ các thiết bị của hãng hiện nay đều có nguồn hàng dạng này. Tất cả hàng refurbished của Apple đều được chứng nhận chất lượng của hãng.
Báo cáo cho hay, một lượng lớn người dùng toàn cầu lựa mua các dòng smartphone đã qua sử dụng của những thương hiệu phổ biến như Apple hay Samsung, trong bối cảnh mức giá điện thoại cao cấp đang ngày một cao.
Ngoài ra, nhiều người chọn smartphone đã qua sử dụng như một cách để ủng hộ phát triển bền vững - chủ đề đang ngày càng được quan tâm ở các nước phát triển. Song song đó, điện thoại tân trang được chứng nhận, được tăng thời hạn bảo hành, được bảo đảm bởi hãng sản xuất hoặc nhà bán lẻ, càng khiến người dùng gia tăng niềm tin.
Theo Counterpoint, các hãng bắt đầu chú trọng phát triển smartphone tân trang kể từ năm 2018 và ngày càng gia tăng quy mô. Apple hiện vẫn dẫn đầu thị trường này, thông qua những sản phẩm gắn mác refurbished được bán chính thống thông qua các kênh của họ. Trong khi đó, nhiều hãng khác như Samsung cũng dần thu hẹp khoảng cách với đối thủ Mỹ.
Báo cáo của Counterpoint đề cập đến dòng điện thoại tân trang (refurbished) - được chính các hãng bán ra thị trường. Trong khi đó, ở thị trường điện thoại đã qua sử dụng nói chung, mức tăng trưởng đạt 10% trong năm 2021. Việc tăng trưởng của thị trường smartphone cũ có động lực từ nguồn hàng “thu cũ đổi mới” - một xu hướng đang phát triển nhanh toàn cầu lẫn ở Việt Nam vài năm gần đây.
Đức trợ cấp cho người dân mua xe điện
Trong nỗ lực khuyến khích nhiều người lựa chọn xe điện hơn là xe chạy bằng động cơ xăng hoặc động cơ diesel, Chính phủ Đức trong nhiều năm qua đã trợ cấp cho người mua sản phẩm thân thiện hơn với môi trường này. Tuy nhiên, hệ thống trợ giá đang có một sự thay đổi lớn, theo đó các ưu đãi tài chính sẽ dần bị cắt giảm đối với ô tô điện và cắt hoàn toàn đối với các loại xe lai (hybrid).
Một dự thảo tài liệu do Bộ Kinh tế tổng hợp, cho biết Chính phủ liên bang Đức sẽ cải cách cơ bản các tiêu chí mà theo đó họ đưa ra các động lực tài chính để thúc đẩy việc mua xe điện.
Theo quy định trong thỏa thuận liên minh do chính phủ “đèn giao thông” ký năm ngoái, tỷ lệ trợ cấp cho xe điện sẽ giảm dần trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2023 đến năm 2025.
Hiện tại, mức trợ cấp lên tới 9.000 euro (9.802,3 USD)/xe với xe chạy hoàn toàn bằng điện có giá từ 40.000 euro trở lên, nhưng con số này sẽ giảm xuống còn khoảng 4.000 euro/xe vào năm 2023 và 3.000 euro/xe vào năm 2024 và 2025.
Điểm mới nhất, kế hoạch tài trợ cho các loại xe lai sẽ bỏ từ cuối năm 2022. Từ ngày 1/1/2023, chỉ những loại xe có “tác dụng bảo vệ khí hậu” mới đủ điều kiện được cấp vốn, nghĩa là chỉ xe chạy hoàn toàn bằng điện chứ không phải những loại xe lai kết hợp pin điện với động cơ đốt trong.
Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Robert Habeck khẳng định: “Chúng tôi muốn tập trung vào việc quảng bá ô tô điện trong tương lai và hơn hết là bảo vệ môi trường”. Theo ông Habeck, các dòng xe lai đang bán được trên thị trường không còn cần nguồn vốn công nữa.
Năm ngoái, Văn phòng Liên bang về Kinh tế và Kiểm soát Xuất khẩu đã nhận được đơn xin tài trợ cho khoảng 625.000 xe, nhiều hơn gấp đôi so với số lượng nhận được vào năm 2020. Người đứng đầu ngành kinh tế cho rằng nguồn tài trợ vẫn ở mức cao và do đó người tiêu dùng khá quan tâm. Ngoài ra, ô tô điện cũng được ưu đãi khi chịu thuế xe ở Đức.
Đề xuất trên của Bộ Kinh tế sẽ được đưa ra thảo luận trong chính phủ trước khi có thể trình nội các để thông qua.
Hà Lan