Chủ nhật, 24/11/2024 08:53 (GMT+7)
Thứ tư, 29/06/2022 09:56 (GMT+7)

Tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch dưới góc nhìn của Liên Minh Châu Âu

Theo dõi KTMT trên

Chương trình nói chuyện chuyên đề “Tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch dưới góc nhìn của Liên minh châu Âu: vai trò của Nhà nước và các điều kiện áp dụng” với chuyên gia Cộng hòa Ý tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào chiều ngày 28/6.

Chiều 28/6, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch dưới góc nhìn của Liên minh Châu Âu – Vai trò của Nhà nước và các điều kiện áp dụng” do GS. Salvatore Casabona, Khoa Khoa học Chính trị và Quan hệ quốc tế, Đại học Palermo, Cộng hòa Ý trình bày. Trước đó, PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có buổi tiếp đón và làm việc với Giáo sư.

Tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch dưới góc nhìn của Liên Minh Châu Âu - Ảnh 1

PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường (bên phải) tặng quà lưu niệm cho GS. Salvatore Casabona, Khoa Khoa học Chính trị và Quan hệ quốc tế, Đại học Palermo, Cộng hoà Ý.

Chương trình có sự tham gia của nhiều chuyên gia nổi tiếng trong nước cũng như quốc tế. Về phía Đại học Palermo, Cộng hoà Ý có GS. Salvatore Casabona, Khoa Khoa học Chính trị và Quan hệ quốc tế và Bà Irene D’ Alessandro. Về phía Bộ Nội vụ có bà Hoàng Thị Kim Thuỷ, chuyên viên cao cấp, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế; cùng đón tiếp có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Tại buổi làm việc, PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Hiệu trưởng Nhà trường đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Palermo, Cộng hoà Ý, đặc biệt là Khoa Khoa học Chính trị và Quan hệ quốc tế của Trường đã quan tâm phát triển quan hệ hợp tác giữa hai Nhà trường. Hiệu trưởng đánh giá cao hiệu quả các hoạt động hợp tác và việc triển khai bản ghi nhớ từ năm 2018 đến nay: khóa bồi dưỡng năng lực giảng viên cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2018, khóa bồi dưỡng cho công chức lãnh đạo tỉnh Bình Thuận năm 2019 và gần đây nhất là các buổi nói chuyện chuyên đề, trao đổi học thuật. Hiệu trưởng mong muốn, trong thời gian tới, bên cạnh các hoạt động đã triển khai, hai trường đại học sẽ tập trung hợp tác nội dung trao đổi cán bộ hành chính, giảng viên, sinh viên. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẵn sàng đón nhận các giáo sư và sinh viên Đại học Palermo tới trao đổi tại Trường.

Tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch dưới góc nhìn của Liên Minh Châu Âu - Ảnh 2

TS Trần Thị Lan Anh, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế phát biểu khai mạc chương trình.

Hiệu trưởng cũng đưa ra quan điểm về chủ đề bài thuyết trình Giáo sư Salvatore Casabona sẽ chia sẻ cùng giảng viên, sinh viên Nhà trường: Đây là một chủ đề có tính thời sự cao vả rất hữu ích, đặc biệt trong bối cảnh Nhà trường đang có các đề tài nghiên cứu tham mưu cho Bộ Nội vụ về các vấn đề quản trị nhà nước, quản trị quốc gia hiệu quả.

GS. Salvatore Casabona trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Hiệu trưởng và lãnh đạo một số đơn vị thuộc và trực thuộc. Giáo sư cũng mong muốn thời gian tới cũng sẽ được đón thêm nhiều giảng viên, cán bộ hành chính và sinh viên, học viên cao học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đến trao đổi tại Đại học Palermo và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi chương trình đào tạo và đặc biệt phối hợp tổ chức các chương trình bồi dưỡng công chức lãnh đạo cho địa phương.

Tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch dưới góc nhìn của Liên Minh Châu Âu - Ảnh 3

GS. Salvatore Casabona, Khoa Khoa học Chính trị và Quan hệ quốc tế, Đại học Palermo, Cộng hoà Ý chia sẻ tại chương trình.

Sau chương trình làm việc với PGS. TS Nguyễn Bá Chiến, GS. Salvatore Casabona đã có buổi nói chuyện chuyên đề “Tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch dưới góc nhìn của Liên minh Châu Âu – Vai trò của Nhà nước và các điều kiện áp dụng” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc trường; cùng hơn 300 giảng viên, sinh viên, học viên cao học các Khoa: Pháp luật Hành chính, Hành chính học, Khoa học Chính trị, Tổ chức và xây dựng chính quyền, Quản trị văn phòng, Quản trị nguồn nhân lực, Lưu trữ học, Quản lý xã hội tham dự.

Buổi nói chuyện chuyên đề GS. Salvatore Casabona xoay quanh các nội dung về tình trạng khẩn cấp trong đại dịch Covid-19 tại Châu Âu, các khuôn khổ pháp luật quốc tế và quốc gia, phân tích vai trò của Nhà nước trong việc đưa ra các chính sách phòng chống dịch trong hoàn cảnh khẩn cấp, các vấn đề xung đột lợi ích an ninh quốc gia và cạnh tranh các quyền, các điều kiện áp dụng tình trạng khẩn cấp và các tiêu chí đánh giá về các biện pháp khẩn cấp... Ở Châu Âu đây là lần đầu tiên trong lịch sử (từ năm 1957) và trong lịch sử cận đại nói chung, tính từ thế kỷ trước (sau đại dịch Cúm Tây Ban Nha năm 1918), Liên minh Châu Âu đứng trước một cuộc khủng hoảng y tế công cộng ở cấp độ toàn cầu tạo ra nhiều sức ép không chỉ các cơ sở y tế mà cả hệ thống luật pháp của quốc gia và sự quản lý điều hành của Chính phủ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Yêu cầu cấp thiết lúc bấy giờ là xây dựng Luật về tình trạng khẩn cấp quốc gia để ngăn chặn và kiểm soát đại dịch với: Lệnh đóng cửa, Hộ chiếu y tế/ hạn chế đi lại, xét nghiệm Covid/cách ly, truy vết F0 và Tiêm vaccine.

Đồng thời, qua buổi nói chuyện chuyên đề diễn ra hơn 2 tiếng của Giáo sư, giảng viên Trường Đại học Nội vụ cũng được học hỏi phương pháp giảng dạy, thuyết trình hiện đại, tạo sự chia sẻ, tương tác trong tiết học, giúp sinh viên có tư duy phản biện, lập luận và trau dồi khả năng ngoại ngữ cho sinh viên trong Nhà trường.

Tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch dưới góc nhìn của Liên Minh Châu Âu - Ảnh 4
Tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch dưới góc nhìn của Liên Minh Châu Âu - Ảnh 5
Chụp ảnh lưu niệm tại chương trình. 

Phương Nam

Bạn đang đọc bài viết Tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch dưới góc nhìn của Liên Minh Châu Âu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gã Gàn và tự truyện doanh nhân sinh thái
Phải ngẫm kỹ, hẳn thấy anh là một gã gàn. Thứ gàn có hồn có vía, có lớp lang, bản ngã. Một thứ gàn đĩnh đạc của doanh nhân, triết lý của nhà khoa học, thông tuệ trí pháp của luật sư, lam lũ hồn hậu của nông dân, và đau đáu hàm xúc của mặc khách thi ca.

Tin mới