Thứ hai, 07/04/2025 18:20 (GMT+7)
Thứ sáu, 05/03/2021 08:35 (GMT+7)

Tòa án châu Âu yêu cầu Anh giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí

Theo dõi KTMT trên

Giới chức London đã đồng ý tuân thủ các phán quyết của ECJ đối với trường hợp các vi phạm xảy ra trong thời gian Anh vẫn là thành viên của khối.

Tòa án châu Âu yêu cầu Anh giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí - Ảnh 1
Thủ đô London chìm trong khói mù. (Ảnh: Wired)

Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) ngày 4/3 ra phán quyết cho rằng Anh đã vi phạm giới hạn của khối về mức ô nhiễm không khí trong nhiều năm liền. ECJ cũng yêu cầu London tuân thủ quy định về khí thải, đồng nghĩa với khả năng Anh có thể bị phạt dù đã rời Liên minh châu Âu (EU).

Anh rời EU bao gồm cả việc rời khỏi "quỹ đạo" của tòa ECJ từ cuối năm 2020. Tuy nhiên, giới chức London đã đồng ý tuân thủ các phán quyết của ECJ đối với trường hợp các vi phạm xảy ra trong thời gian Anh vẫn là thành viên của khối.

Trong phán quyết đầu tiên kể từ sau Brexit có hiệu lực, ECJ khẳng định Anh đã vi phạm các giới hạn của EU về chất thải NO2 "một cách có hệ thống và kéo dài" tại 16 khu vực, trong đó có thủ đô London, thành phố Manchester, khu đô thị Teesside ở Đông Bắc vùng England và Glasgow  (Scotland) trong giai đoạn 2010-2017.

Anh cũng vi phạm giới hạn về giờ thải khí NO2 đồng thời không có biện pháp hạn chế các vi phạm trên. 

ECJ đã yêu cầu Anh giảm mức ô nhiễm khí NO2 xuống dưới giới hạn cho phép của EU. Nếu không thực hiện, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ có hành động pháp lý mạnh hơn chống lại Anh với các mức phạt tài chính.

Ngay sau đó, Bộ Môi trường Anh cho biết đang xem xét phán quyết của ECJ. Một người phát ngôn của bộ trên cho biết, tình hình ô nhiễm không khí ở quy mô quốc gia đã giảm đáng kể từ năm 2010.

Giờ Anh không còn là thành viên EU nhưng London vẫn dành 3,8 tỉ euro (5,30 tỉ USD) cho kế hoạch cải thiện chất lượng không khí.

Nhằm thực hiện mục tiêu cắt giảm khí thải, Anh đặt mục tiêu cấm bán các loại xe mới chạy bằng xăng và dầu diesel từ năm 2030. Bên cạnh đó, nước này cũng mở rộng khu vực khí thải siêu thấp (ULEZ) trong năm nay, theo đó yêu cầu các phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn ngặt nghèo về khí thải, nếu không sẽ phải nộp phạt theo ngày.

Bích Liên

Bạn đang đọc bài viết Tòa án châu Âu yêu cầu Anh giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Nghệ An thu ngân sách quý I đạt 6.311 tỷ đồng
Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An quý I ước đạt 8% (đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.311 tỷ đồng.
Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.
Hà Nam thúc đẩy phát triển kinh tế số
Vừa qua tỉnh Hà Nam vươn lên đứng đầu cả nước về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hà Nam lọt top 10, xếp thứ 10/63 tỉnh thành. Kết quả này đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của Hà Nam trên bản đồ kinh tế số quốc gia.