Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Đúng 18h30 ngày 1/11, Lễ Tôn vinh Gương sáng Pháp luật 2023 chính thức được bắt đầu với giai điệu hùng tráng của ca khúc Giai điệu Tổ quốc, Quê hương, Việt Nam quê hương tôi, qua giọng hát của các ca sỹ: Trọng Tấn, Anh Thơ và phần biểu diễn của vũ đoàn Sao Việt.
Đến tham dự Lễ tôn vinh Gương sáng Pháp luật, về phía Bộ Tư pháp có Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật TW, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Đề án bình chọn, tôn vinh Gương sáng pháp luật.
Lễ Tôn vinh Gương sáng Pháp luật 2023 có sự hiện hiện của các vị khách quý: Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục Pháp luật TW; Ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; Ông Nguyễn Lam – Phó trưởng Ban Dân vận trung ương, Ủy viên Hội đồng Phổ biến giáo dục Pháp luật TW; Ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW; Ông Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp; Bà Đoàn Thị Tuyết Nhung, Phó Tổng giám đốc TTXVN, Ủy viên Hội đồng Phổ biến giáo dục Pháp luật TW; Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng ban Dân nguyện, Ủy ban thường vụ Quốc Hội; Ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch TW Hội Nông dân Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Phổ biến giáo dục Pháp luật TW; Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Phổ biến giáo dục Pháp luật TW; Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Trung ương hội luật gia Việt Nam; Ông Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Phổ biến giáo dục Pháp luật TW.
Cùng tham dự còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành TW và địa phương; Các doanh nghiệp, đối tác của Báo Pháp luật Việt Nam.
Về phía Báo Pháp luật Việt Nam, là sự hiện diện của TS.Vũ Hoài Nam – Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, các PTBT cùng với Trưởng, Phó các Phòng, Ban, đại diện Văn phòng các vùng, miền và các cán bộ, viên chức của Báo Pháp luật Việt Nam.
Đặc biệt, chương trình hôm nay có sự góp mặt của các nhân vật quan trọng, góp phần làm nên thành công của chương trình, đó là những người được tôn vinh “Gương sáng pháp luật” đại diện cho các Bộ, Ban, Ngành, Tỉnh, Thành trong cả nước được bình chọn, vinh danh.
Tham dự Lễ Tôn vinh Gương sáng Pháp luật còn có các vị đại biểu, khách quý, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đã đến chúc mừng và đưa tin cho Chương trình.
Tại Lễ Tôn vinh, các đại biểu, các vị khách quý đã được xem clip ngắn tổng quan về quá trình chuẩn bị, thực hiện chương trình Gương sáng Pháp luật.
Theo thông tin, ngày 9/3/2021 Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 341/QĐ-BTP về việc phê duyệt Đề án bình chọn, tôn vinh cá nhân tiêu biểu trong xây dựng và thực hiện pháp luật (Gương sáng Pháp luật). Theo Đề án, Bộ Tư pháp giao Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thực hiện Chương trình. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh là Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình; Tổng Biên tập Báo PLVN Vũ Hoài Nam là Trưởng Ban Tổ chức Chương trình.
Gương sáng Pháp luật là hoạt động nhằm biểu dương, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng và thi hành pháp luật, qua đó lan tỏa những hình ảnh tốt đẹp, những tấm gương anh dũng, đức hy sinh của công dân và cán bộ, công chức trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc bình chọn, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng và thi hành pháp luật cũng nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11.
Trong lần đầu tiên tổ chức, Hội đồng bình chọn đã lựa chọn 50 Gương sáng trong tổng số gần 200 nhân vật được phản ánh trong các bài viết đăng tải trên Báo Pháp luật Việt Nam. Lễ tôn vinh 50 Gương sáng đã được tổ chức nhân dịp Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021.
Sau thành công của Chương trình lần thứ nhất, tháng 3/2022 Báo Pháp luật Việt Nam phát động Chương trình bình chọn lần thứ hai.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình bình chọn, các ban, bộ, ngành, địa phương đã gửi văn bản giới thiệu các tấm gương của đơn vị mình. Trên cơ sở đó, Báo Pháp luật Việt Nam đã khai thác, phản ánh thông tin về nhân vật với nhiều hình thức truyền thông sinh động.
Đội ngũ phóng viên của Báo Pháp luật Việt Nam tại trụ sở chính và các cơ quan, văn phòng đại diện trải dài từ Hà Giang đến mũi Cà Mau đã dày công nghiên cứu hồ sơ, lặn lội đến tận địa bàn làm việc, sinh sống của nhân vật để tác nghiệp.
Trong khuôn khổ chương trình, gần 300 nhân vật đã được lựa chọn để phản ánh trên các tác phẩm đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam. Hội đồng chức Tôn vinh Gương sáng Pháp luật 2023 đã làm việc rất nghiêm túc, lựa chọn 50 tấm gương điển hình để vinh danh trong buổi lễ ngày hôm nay.
Trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình “Bình chọn, tôn vinh Gương sáng pháp luật” nói: “Chương trình này là hoạt động hết sức có ý nghĩa, thực hiện tôn chỉ, mục đích của Báo Pháp luật Việt Nam. Chúng ta không những phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để đấu tranh, mà còn phát hiện, biểu dương những tấm gương “người tốt, việc tốt”, trọng tâm là trong công tác pháp luật. Vì vậy, Bộ Tư pháp rất ủng hộ và đề nghị Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục tổ chức thành công chương trình trong thời gian tới. Để phát huy hiệu ứng của chương trình, đề nghị Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương lan tỏa và nhân rộng Gương sáng pháp luật, một hoạt động hết sức ý nghĩa và thiết thực trong xây dựng văn hóa, nếp sống thượng tôn pháp luật. Chúng ta làm được điều này thì chương trình không chỉ là kết quả hoạt động của Báo, thực hiện tôn chỉ mục đích của Báo, là một trong những hoạt động để hướng đến ngày pháp luật Việt Nam, mà còn đóng góp tích cực, có ý nghĩa trong việc thực hiện nghị quyết 27 của Trung ương về tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân."
Ông Vũ Văn Tiến, Trưởng ban Tuyên giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành viên Hội đồng bình chọn - nhận định: “Qua việc thành viên Hội đồng chấm những tấm gương này, tôi đánh giá việc tổ chức rất bài bản của Báo Pháp luật Việt Nam, phát hiện ra nhiều tấm gương ở nhiều lĩnh vực phủ rộng ở các vùng, miền để từ đó nhân rộng những cá nhân tiêu biểu này.”
Ông Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức chương trình nói “Bình chọn, tôn vinh Gương sáng pháp luật” chia sẻ: “Để lựa chọn ra được 50 tấm gương, Ban Tổ chức cùng Hội đồng bình chọn đã có quá trình làm việc rất là tích cực, cẩn thận, chu đáo và đặc biệt là sự cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng trong việc đánh giá từng nhân vật, từng Gương sáng để đảm bảo lựa chọn được những tấm gương thực sự xuất sắc và xứng đáng để vinh danh. Có được thành quả như vậy, tôi cho rằng có sự hỗ trợ, đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, đặc biệt là các Gương sáng, những người đã theo chúng tôi suốt chặng đường vừa qua.”
Tại buổi lễ Tôn vinh Gương sáng Pháp luật, Tổng biên tập Vũ Hoài Nam đã thay mặt Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa các thành viên của Hội đồng bình chọn - những người đã góp phần tạo nên thành công của chương trình. Với sự công tâm, nhiệt huyết, trí tuệ và trách nhiệm, các thành viên Hội đồng bình chọn đã họp, thảo luận đi đến thống nhất cao chọn ra 50 Gương sáng không chỉ đáp ứng tiêu chí của Chương trình mà còn là những hình ảnh đẹp, có sức lan tỏa trong cộng đồng xã hội.
2 Phó Tổng biên tập của Báo Pháp Luật Việt Nam là ông Hà Ánh Bình, ông Trần Ngọc Hà - cũng đã tặng hoa, kỷ niệm chương thay cho những lời tri ân sâu sắc tới các nhà tài trợ.
Chính thức thực hiện việc tôn vinh các Gương sáng Pháp luật2023, Ban tổ chức đã lần lượt mời các Gương sáng pháp luật lên sân khấu.
Lượt tôn vinh thứ nhất, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương; Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Bình chọn, tôn vinh Gương sáng pháp luật (GSPL) và Ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW lên sân khấu trao Cúp, Giấy chứng nhận, hoa, ruy băng cho các Gương sáng Pháp luật. Được mời lên sân khấu trong đợt đầu tiên là các vị:
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (sinh năm 1926, nguyên Tư lệnh quân khu 4): Trung tướng Nguyễn Quốc Thước tham gia hoạt động cách mạng từ tháng 4/1945 đến năm 1997. Không chỉ giúp các gia đình liệt sĩ tìm kiếm thông tin mà ông còn là “kho” tư liệu quý, là “bảo tàng sống” về chiến trường Tây Nguyên. Ông cũng chính là tác giả của “nguyên tắc hòa giải” trong Bộ luật Dân sự năm 1995. Với những đóng góp của mình, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến sỹ vẻ vang; Huân chương Quân kỳ quyết thắng; Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2021). Ngoài ra, ông cũng vinh dự được tặng thưởng 2 Huân chương Lao động của nước bạn Lào.
TS. Đinh Trung Tụng (sinh năm 1956, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp): Suốt gần 40 năm công tác tại Bộ Tư pháp, ông Đinh Trung Tụng đã tham mưu cho Bộ trưởng chỉ đạo xây dựng và trình Quốc hội nhiều đạo luật. Trong đó, đạo luật mà ông đam mê và gắn bó nhất là Bộ luật Dân sự khi ông tham gia soạn thảo “3 đời” Bộ luật này vào các năm 1995, 2005 và 2015 ở cương vị Tổ trưởng Tổ Biên tập. Huân chương Độc lập hạng Ba. Về thành tích: Ông vinh dự tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và một số Bộ, ngành khác; Huân chương của Lào;
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi (sinh năm 1952, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV): Trong sự nghiệp nghiên cứu và quản lý biển từ 1975 đến nay, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi đã chủ trì hơn 50 đề tài, dự án các cấp quốc gia, khu vực và quốc tế liên quan đến nghiên cứu, quản lý vùng bờ và biển; Tác giả và đồng tác giả của 53 cuốn sách chuyên khảo và giáo trình, đứng tên chính của khoảng 240 bài báo nghiên cứu và quản lý biển xuất bản trong và ngoài nước… Thực tế, bà được đánh giá và ghi nhận bằng: Các huy chương vì sự nghiệp: Khoa học và Công nghệ; Phát triển nghề cá quốc gia; Phát triển phụ nữ; Các Kỷ niệm chương vì sự nghiệp: Phát triển VUSTA, Phát triển Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngoài ra là rất nhiều Bằng khen, giải thưởng về đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, tuyên truyền biển đảo…
Thiếu tướng Phạm Công Nguyên (sinh năm 1975, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp (V03), Bộ Công an): Trải qua nhiều vị trí công tác trong lực lượng Công an nhân dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, Thiếu tướng, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Cục trưởng V03, Bộ Công an cũng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Với ông, ý thức và niềm tự hào mang trên mình màu áo Công an nhân dân luôn là động lực mạnh mẽ để không ngừng nỗ lực và cống hiến. Nhiều năm liền là Chiến sỹ thi đua cơ sở, Chiến sỹ thi đua toàn lực lượng CAND, được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an và nhiều bộ, ngành khác. Năm 2022, được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì…;
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh (sinh năm 1959, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Giám đốc Công ty Luật TNHH InvestPro): Ngoài nhiệm vụ phụ trách mảng tài chính tại Liên đoàn Luật sư Việt Nam, LS Nguyễn Thị Quỳnh Anh còn được biết đến là đồng sáng lập Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời - dàn nhạc giao hưởng tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Năm 2023, bà Quỳnh Anh tự hào là Giám đốc Dự án chương trình nghệ thuật Đàn chim Việt kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao. Năm 2014, bà Quỳnh Anh vinh dự là công dân Việt Nam duy nhất được tặng thưởng Huân chương Vàng cống hiến của Tổng thống Cộng hòa Áo; Năm 2020 được vinh danh tại chương trình “Doanh nghiệp, doanh nhân thượng tôn pháp luật - Phát triển bền vững” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức;
TS Nguyễn Huy Quang (sinh năm 1961, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế): Trong thời gian công tác tại Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), TS. Nguyễn Huy Quang đã chủ trì xây dựng rất nhiều đạo luật, điển hình phải kể đến Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989. Đây là đạo luật về y tế đầu tiên của Việt Nam đặt nền móng cho phát triển tư duy quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế. Tiếp theo đó là một loạt các luật khác do Vụ Pháp chế chủ trì có đóng góp quan trọng của TS. Nguyễn Huy Quang như: Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá… Về thành tích, ông dành nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý như: Chiến sỹ thi đua toàn quốc năm 2015; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế về thành tích trong phong trào thi đua “Ngành Y tế chung tay phòng, chống dịch COVID-19”; Năm 2017, ông vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì;
Ông Nguyễn Văn Phụng (sinh năm 1961, nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế): Ông chính là người góp phần rất lớn thành lập Cục Thuế doanh nghiệp lớn nhằm hỗ trợ các Cục Thuế trong việc quản lý thuế doanh nghiệp lớn, qua đó đóng góp tốt hơn cho ngân sách Nhà nước. Ngày 21/3/2022, Tổng cục Thuế chính thức công bố Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài. Đây là chiến dịch cuối cùng của ông Phụng trước khi nghỉ chế độ. Bản thân ông dành được rất nhiều phần thưởng, danh hiệu: Chiến sỹ Thi đua toàn quốc; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ Tài chính; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương…;
Bà Hoàng Thị Quỳnh Chi (sinh năm 1969, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao): Nói về công việc, bà Hoàng Thị Quỳnh Chi luôn say sưa. Nhưng khi nói về mình, bà lại khiêm tốn: “Tôi là người làm chuyên môn, cũng như bao anh em khác trong tập thể này”. Nhưng với một đơn vị có bề dày như đơn vị của bà Chi, thành tích của tập thể có dấu ấn đậm nét của người đứng đầu. Nhiều năm liền là Chiến sỹ thi đua cơ sở, Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân. Nhiều lần vinh dự nhận Bằng khen của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam…;
Ông Nguyễn Văn Tùng (sinh năm 1977, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án Nhân dân tối cao): Ông Tùng trực tiếp tham gia nghiên cứu, xây dựng hơn 15 dự án Luật, Pháp lệnh; Tham gia nghiên cứu, xây dựng hơn 20 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán, Thông tư liên tịch; Là một trong những người đầu tiên nghiên cứu đề xuất ban hành án lệ. Đặc biệt, ông có nhiều đóng góp tích cực trong việc xây dựng Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam; Đang trực tiếp nghiên cứu, đề xuất thành lập Tòa án môi trường. Về thành tích: Ông đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua Tòa án nhân dân năm 2021; Chiến sỹ thi đua cơ sở 3 năm liên tiếp từ 2019-2021; Bằng khen của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao…;
Ông Trần Thanh Hải (sinh năm 1968, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận ông là “người có công, nhiệt huyết và miệt mài” thúc đẩy chặng đường phát triển của logistics - ngành được ví von là huyết mạch của nền kinh tế. Ông chính người khơi nguồn cho dòng chảy logistisc tại Việt Nam khi đặt bút viết những dòng đầu tiên về Kế hoạch hành động cho ngành logistics Việt Nam. Ông cũng là người đề xuất tổ chức Diễn đàn logistisc hàng năm. Thành tích: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020;
Thầy thuốc ưu tú, TS.BS Dương Đức Hùng (sinh năm 1966, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức): Hơn 30 năm không ngừng nỗ lực, cố gắng, đam mê, tận tụy cống hiến hết lòng với công việc, với từng bệnh nhân, Thầy thuốc Ưu tú, TS.BS Dương Đức Hùng được mệnh danh là “đôi tay vàng” trong ngành phẫu thuật, ngày đêm miệt mài tái sinh, chữa trị hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Cùng với việc trau dồi về chuyên môn, giữ vững tâm sáng y đức, hiện ông vẫn luôn miệt mài nghiên cứu, không ngừng học hỏi về quản trị và tham gia các lớp đào tạo quản lý. Thành tích: Kỷ niệm chương Vì sức khoẻ nhân dân; Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế giai đoạn 2019-2021; Nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban ngành;
Ông Phùng Quang Hiệp, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương; Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. 5 năm qua, ông Phùng Quang Hiệp đã cùng Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng thành viên và Ban điều hành của Tập đoàn chỉ đạo toàn diện các nội dung công việc và đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực. Năm 2022, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp của Tập đoàn đạt hơn 61 nghìn tỷ đồng, Doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt hơn 58 nghìn tỷ đồng. Bằng khen năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Thành tích: Bằng khen năm 2017 của Bộ Công Thương; Bằng khen năm 2018 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bằng khen năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Ở lượt vinh danh thứ hai, ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và ông Đỗ Đức Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội lên sân khấu trao Cúp, Giấy chứng nhận, ruy băng và hoa cho các Gương sáng tiếp theo:
Ông Đinh Minh Nhật (sinh năm 1962, người sáng lập mái ấm Giuse huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai): Xuất phát từ những lần bắt gặp những em bé bị bỏ rơi do hủ tục lạc hậu, ông Nhật đã thành lập Mái ấm Giuse và nhận nuôi 131 trẻ mồ côi suốt 18 năm qua. Cách đây hơn 3 năm, phát hiện mình mắc bệnh u não, ông quyết định không đi mổ não mà để dành tiền lo cho các con. Đóng góp của ông đã được ghi nhận và vinh danh bằng giải thưởng “Tình nguyện Quốc gia” 2022 do Trung ương Đoàn tổ chức.
Thượng tọa Thích Giác Vũ (sinh năm 1971, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo TP Nam Định, Phó Trụ trì kiêm Trưởng Ban Từ thiện chùa Vọng Cung): Với phương châm “Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Thượng tọa Thích Giác Vũ cùng các Phật tử chùa Vọng Cung ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng thông qua những hoạt động từ thiện, nỗ lực tạo sự đoàn kết, sống tốt đời - đẹp đạo cùng với chính quyền và nhân dân địa phương chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Với tấm lòng và thành tích của mình, Thượng tọa Thích Giác Vũ đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2019;
Ông Vàng A Chỉnh (sinh năm 1975, Trưởng bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu): Từ một bản đặc biệt khó khăn và từng là điểm nóng về tệ nạn ma túy, đến nay bản biên giới Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đã “thay da, đổi thịt”, trở thành điểm sáng du lịch cộng đồng, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên. Hơn 10 năm làm Trưởng bản Sin Suối Hồ, với tinh thần trách nhiệm hết mình vì dân bản, anh Vàng A Chỉnh đã góp phần xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là tấm gương sáng cho bà con noi theo. Thành tích: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”;
Bà K’Hiếu (sinh năm 1959, Trưởng Ban Công tác mặt trận, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Xoan, Lâm Đồng): Giản dị, chân chất nhưng người phụ nữ dân tộc K’Ho này là người mẹ vĩ đại giữa núi rừng đại ngàn với tấm lòng vị tha vô bờ bến. Bà là người vận động dân bản từ bỏ hủ tục, phát triển kinh tế; Cưu mang 9 đứa trẻ bị bỏ rơi từ lúc đỏ hỏn, nuôi nấng khôn lớn rồi dựng vợ, gả chồng, chia đất làm nhà. Thôn Xoan có 120 hộ thì hơn 100 hộ là người đồng bào K’Ho. Bà K’Hiếu bật mí, cách dân vận tốt nhất với đồng bào K’Ho là bằng hành động. Điển hình tiêu biểu về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thành tích: 2 lần được Thủ tướng tặng Bằng khen: Nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng…;
Anh Lê Thái Bình (sinh năm 1988, Ủy viên Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh: Từ khi sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng từ chất độc màu da cam dioxin nhưng Lê Thái Bình vẫn luôn thấu cảm, thương yêu cho bất hạnh của những người khác, cố gắng tập tễnh từng ngày để bước đi trên đôi chân không lành lặn của mình và chưa bao giờ ngừng theo đuổi giấc mơ trở thành người có ích cho cộng đồng, cho xã hội. Lê Thái Bình là minh chứng sống cho câu nói : “Tàn mà không phế”. Thành tích: Gương mặt tiêu biểu tại Đại hội Liên hiệp thanh niên huyện Kỳ Anh nhiệm kỳ 2014 – 2017; Thanh niên tiêu biểu trong phong trào thi đua Chào mừng kỷ niệm 100 ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng; Là một trong 64 thanh niên khuyết tật tiêu biểu tôn vinh trong chương trình Tỏa sáng nghị lực của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, năm 2020;
Anh Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1992, công nhân khai thác hầm lò thuộc Công ty than Thống Nhất - Tập đoàn TKV): Sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, Nguyễn Văn Nam đã dành cả tuổi thanh xuân để gắn bó với miền đất mỏ Quảng Ninh. Trải qua nhiều vị trí làm việc, đến nay, sau hơn 10 năm gắn bó với Công ty Than Thống Nhất - TKV, Nam được xem là tấm gương cho anh em, đồng nghiệp về sự cống hiến, nỗ lực và đam mê trong công việc. Nhiều năm liền, Nam lọt vào top đầu danh sách thợ trẻ thu nhập cao trên 300 triệu/năm toàn Tập đoàn. Năm 2021, tổng mức thu nhập của Nam đã đạt trên 500 triệu/năm. Thành tích: Năm 2017-2018, Chiến sĩ thi đua Tập đoàn TKV; Từ 2017-2020, Chiến sỹ thi đua Ủy ban Quản lý vốn và được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Năm 2019, nhận giải thưởng Người thợ giỏi toàn quốc và được Tỉnh Đoàn Quảng Ninh tuyên dương là 1 trong 20 tài năng trẻ tiêu biểu, đại diện cho khát vọng trẻ thời đại 4.0;
Ông Ngô Đức Bính (sinh năm 1979, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau): Yêu nghề cùng sự nhiệt huyết và tận tâm, ông Ngô Đức Bính - Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau luôn dành nhiều thời gian để tư vấn, tham gia tố tụng để bảo vệ cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Ông còn được công nhận nhiều sáng kiến cấp cơ sở có giá trị. Thành tích: 5 Bằng khen của UBND tỉnh (năm 2010, 2015, 2016, 2021 và 2022); Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh (năm 2018 và 2020);
Bà Cầm Kim Loan (sinh năm 1967, Trợ giúp viên pháp lý, nguyên Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sơn La): Tại Trung tâm, được phân công trực tiếp dân, bà Cầm Kim Loan (người dân tộc Thái) luôn cố gắng dùng những kiến thức, kinh nghiệm để giúp người được trợ giúp pháp lý. Bà còn cùng các chuyên viên, cộng tác viên, cán bộ Phòng Tư pháp các huyện tổ chức thực hiện hàng trăm cuộc trợ giúp pháp lý lưu động tại 120 xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn và 204 bản đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La. Năm 2017 được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2011-2016. Thành tích: Năm 2019 là 1 trong 20 Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được nhiều vụ việc nhất cả nước;
Ông Châu Phi Đô (sinh năm 1967, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Bạc Liêu): Vừa làm lãnh đạo, vừa trực tiếp tham gia các mặt công tác trợ giúp pháp lý, ông Châu Phi Đô không chỉ xây dựng tập thể Trung tâm Trợ giúp pháp lý vững mạnh, giàu thành tích mà còn trực tiếp góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật tạo niềm tin cho những người nghèo, người có công và những người yếu thế thuộc diện người được trợ giúp pháp lý miễn phí. Thành tích: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (2020); Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (2020, 2021);
Bà Bùi Thị Bích Phượng (sinh năm 1976, Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện Đan Phượng, Hà Nội): Bà Bùi Thị Bích Phượng luôn đặt quyền lợi, lợi ích của người dân lên hàng đầu, việc gì có lợi cho dân thì đều hết lòng, hết sức làm. Một trong những sáng kiến tiêu biểu của bà là “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải chính hộ tịch thông qua kết hợp giải quyết 2 thủ tục: Cải chính hộ tịch trong Giấy khai sinh, Giấy Chứng nhận kết hôn - Cấp trích lục kết hôn (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện”. Nhiều năm liền được Bằng khen, Giấy khen và gần đây nhất, được Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao tặng Bằng khen đã có thành tích 6 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch;
Ông Hà Anh Tuấn (sinh năm 1974, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa): Ở Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thọ Xuân, ông Hà Anh Tuấn luôn nặng lòng với công việc, sẵn sàng đảm nhận các vụ việc khó khăn, phức tạp, một tấm gương tiên phong về đổi mới, sáng tạo hết lòng vì sự nghiệp Tư pháp. Năm 2022 vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Chi cục trưởng Hà Anh Tuấn, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã tạo sự chuyển biến tích cực, không để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự. Thành tích: Năm 2015 được công nhận danh hiệu Điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2015; Năm 2017, được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp”; Năm 2019, được công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tư pháp; Nhiều lần được Bộ trưởng Bộ Tư pháp, UBND tỉnh tặng Bằng khen;
Bà Lưu Thị Lan Hương (sinh năm 1980, Trưởng phòng Tư pháp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang): Với vai trò, trách nhiệm là Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, chị Lưu Thị Lan Hương đã gắn bó với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại mảnh đất này và trở thành “chú ong thợ” ngày ngày “thức khuya, dậy sớm” đem những kiến thức pháp luật đến với từng người dân địa phương. “Ngành Tư pháp hiện còn nhiều khó khăn, nhưng tôi nghĩ rằng trong khó khăn mới thể hiện rõ nhất ý chí vươn lên, biến khó khăn thành động lực” chị Hương chia sẻ. Thành tích: Bằng khen năm 2019 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc xây dựng kết nối các dân tộc tỉnh Tuyên Quang và thành tích công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2003-2019 trên địa bàn tỉnh;
Bà Lư Thị Trang Đài (sinh năm 1969, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Kiên Giang): Mới tròn vài năm làm “tham mưu trưởng” trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Kiên Giang Lư Thị Trang Đài đã được đồng nghiệp nhận xét hai từ “yên tâm” và rất mừng khi có chị cùng tham gia, còn cấp trên tin tưởng; điểm nghẽn được khơi thông, công việc thì chạy. Chị là nhân tố góp phần thổi bay tư tưởng “nhát tay” khi xử lý vi phạm hành chính của không ít người trong bộ máy công quyền. Thành tích: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V;
Ông Võ Văn Xông (sinh năm 1976, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi): Từ một chuyên viên, trải qua hơn 23 năm gắn bó với ngành và đến nay trở thành Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi, ông Võ Văn Xông vẫn luôn tâm niệm rằng dù ở vị trí công tác nào, nếu luôn giữ vững sự nhiệt huyết, lòng yêu nghề cùng bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn và gặt hái được quả ngọt. Thành tích: 2 lần được công nhận Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp; 3 lần được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012; Huân chương Lao động hạng Ba năm 2014 và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2020;
Ông Nguyễn Xuân Thu (sinh năm 1973, Giám đốc Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp): Gần 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, dù trên cương vị một giảng viên Đại học hay người làm công tác quản lý thì Giám đốc Học viện Tư pháp, TS Nguyễn Xuân Thu vẫn luôn tâm niệm cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc của mình bằng tất cả khả năng, lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, ông quan tâm và cho triển khai nhiều hoạt động phong trào, từ thiện, hướng nghiệp. “Cá nhân điển hình tiên tiến ngành Tư pháp giai đoạn 2015-2020”. Thành tích: Chiến sỹ thi đua ngành Tư pháp; Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào...;
Lượt tôn vinh thứ 3, Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục Pháp luật TW và ông Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Dân vận TW, Uỷ viên Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật TW đã trao Cúp, Giấy chứng nhận, hoa, zuy băng cho các Gương sáng:
Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga (sinh năm 1981 - Phó Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế, Cục Gìn giữ hòa bình, Bộ Quốc phòng): Năm 2017, Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga là sĩ quan thứ 20 của Việt Nam và cũng là nữ sĩ quan Việt Nam đầu tiên nhận nhiệm vụ 12 tháng ở Phái bộ Gìn giữ hòa bình, Liên Hợp quốc (GGHB LHQ) với vai trò sĩ quan tham mưu giám sát các hoạt động quân sự. Tháng 5/2022, chị lại lên đường nhận nhiệm vụ mới tại Nam Sudan trong cương vị Phó Giám đốc Bệnh viện dã chiến số cấp 2 số 4. Về thành tích: Chị được tặng Bằng khen Bộ Quốc phòng năm 2019; Bằng khen Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 2015-2020; Bằng khen Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2022; Nhiều lần được Liên hợp quốc tặng thưởng Huy chương…;
Trung tá Bùi Xuân Tập (sinh năm 1983, Trưởng Phòng Pháp luật, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1): Bằng ý chí và nghị lực vượt khó, cậu học trò Bùi Xuân Tập ngày nào đã hiện thực hóa ước mơ của mình trở thành người lính của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, tham gia tích cực vào công việc bảo vệ chủ quyền, biển, đảo Tổ quốc. Thành tích: Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm; 4 năm liền (từ 2019 - 2022) đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Bằng khen của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác thực thi pháp luật trên biển;
Thượng tá Hoàng Ngọc Đạo (sinh năm 1977, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bạc Liêu): Thượng tá Hoàng Ngọc Đạo chia sẻ, dù thụ lý vụ án nào thì cũng cần chủ động bố trí lực lượng, đề ra các biện pháp điều tra hợp lý và có sự chỉ đạo kịp thời sâu sát, cụ thể trong công tác điều tra án, nhất là án điểm, án thời sự, án phức tạp cần mở rộng điều tra. Việc phân công cán bộ thụ lý án, vụ việc cần phù hợp theo khả năng và sở trường. Hai lần anh đạt danh hiệu: Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng CAND (2017; 2020); Huân chương Chiến công hạng Ba năm 2016; Năm 2021, anh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2022;
Trung tá Lê Minh Hải (sinh năm 1982, Đội trưởng Đội phòng ngừa, đấu tranh và hướng dẫn điều tra trọng án, Công an TP. Hà Nội: Vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy trong công việc, với kinh nghiệm, lòng nhiệt huyết, Trung tá Lê Minh Hải - Đội trưởng Đội phòng ngừa, đấu tranh và hướng dẫn điều tra trọng án (Công an TP. Hà Nội) đã không ngừng nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đấu tranh, khám phá các vụ trọng án, đặc biệt nghiêm trọng được các cấp lãnh đạo và nhân dân Thủ đô ghi nhận, tin yêu. Với thành tích của mình, anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba năm 2015; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng năm 2016; Hai lần được Bộ trưởng Bộ Công an tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn ngành (năm 2014, 2017); Công dân Thủ đô ưu tú năm 2021;
Đại úy Thái Ngô Hiếu (sinh năm 1989, cán bộ thuộc Đội Chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ khu vực Trảng Bom - Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đồng Nai): Đại úy Thái Ngô Hiếu là người giành giật lại sự sống cho 4 nạn nhân trong vụ đuối nước tại bãi biển thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Lòng dũng cảm và nghĩa cử cao đẹp của anh đã khắc họa hình ảnh đẹp về người lính thời bình. Với nghĩa cử cao đẹp này, anh được Bộ trưởng Bộ Công an thăng cấp bậc hàm vượt bậc và Thư khen của Bí thư Tỉnh ủy, Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai;
Cựu chiến binh Lê Đình Duật (sinh năm 1943, Hà Nội): Với tấm lòng cao cả, tình nguyện hiến máu, 23 năm qua, 6 thành viên gia đình ông Lê Đình Duật đã hiến hơn 218 đơn vị máu an toàn. Gia đình ông cũng đã vận động được hơn 1.000 lượt người tham gia hiến máu tình nguyện, đạt hơn 1.000 đơn vị máu an toàn. Thành tích: Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân, danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp thành phố năm 2019; Bằng khen năm 2020 của UBND thành phố Hà Nội trong phong trào hiến máu tình nguyện; Năm 2022 Thư khen của Chủ tịch nước;
Luật sư Trương Thanh Đức (sinh năm 1964, Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC): Luật sư Trương Thanh Đức tham gia đóng góp tích cực và có hiệu quả vào toàn bộ quá trình xây dựng và thực thi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, từ việc góp ý, phản biện, tư vấn, soạn thảo, thẩm định, phổ biến, đào tạo và giải quyết tranh chấp; Là tác giả 3 cuốn sách do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản, đã in hơn 17.000 cuốn: “Kinh doanh sành luật”, “9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng” và “Cẩm nang pháp luật ngân hàng”. Thành tích: Luật sư Trương Thanh Đức được Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng Bằng khen năm 2010; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) tặng Bằng khen năm 2012; Báo Pháp luật Việt Nam, Bộ Tư pháp trao tặng danh hiệu “Luật sư vì cộng đồng” năm 2012; Bộ Tư pháp trao tặng danh hiệu “Gương sáng Tư pháp” năm 2015;
Bà Hà Thị Thanh Vân (sinh năm 1972, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam): Để có được Luật Bình đẳng giới hoàn thiện nhất, Ban soạn thảo và bà Hà Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phải trải qua không ít kỳ công. Ngay sau khi Luật được thông qua, bà Vân tiếp tục cùng đồng nghiệp tham mưu cho lãnh đạo Hội xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng và tham gia với Bộ Tư pháp soạn thảo 3 Nghị định hướng dẫn thi hành. Thành tích: Bằng khen năm 2007 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về thành tích tham gia xây dựng Luật Bình đẳng giới; Bằng khen năm 2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về thành tích 10 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới giai đoạn 2007 – 2017;
Bà Hoàng Thị Kim Quế (sinh năm 1955, GS.TS. Giảng viên cao cấp, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội): Cả cuộc đời chuyên tâm gắn bó với công tác đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho đất nước “từ Nam, ra Bắc”, đến nay dù ở tuổi nghỉ hưu, GS.TS. Giảng viên cao cấp Hoàng Thị Kim Quế vẫn tâm huyết, đam mê công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của mình cho các sinh viên và thế hệ giảng viên trẻ. Bà được phong học hàm Phó Giáo sư Luật học năm 2003, Giáo sư Luật học năm 2009. Cùng với đó là rất nhiều Huân, Huy chương: Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục; Huy chương vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ; Huân chương Lao động hạng Ba…;
TS Trần Nam Trung (sinh năm 1977, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học & chuyển giao công nghệ, Đại học Hải Phòng): Hải Phòng nổi tiếng là thành phố cảng, thành phố công nghiệp, nhưng ít người biết ở Hải Phòng cũng có những vùng hoa tulip, vùng lúa nếp có tiếng. TS Trần Nam Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học & chuyển giao công nghệ, Đại học Hải Phòng là người có công góp phần tạo nên niềm tự hào ấy. Bằng Lao động sáng tạo năm 2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thành tích: Giải thưởng về Khoa học & Công nghệ năm 2021 của TP Hải Phòng; Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 2022 của TP Hải Phòng…;
Bác sỹ Nguyễn Hữu Nghĩa (sinh năm 1993, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh): Đối với bác sỹ Nghĩa, năm 2021 là khoảng thời gian không thể nào quên khi có tới 2 chuyến công tác cùng đồng nghiệp chi viện cho điểm nóng chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang và Bình Dương. Mỗi chuyến đi lại cho anh những trải nghiệm quý giá để thấy hạnh phúc hơn với công việc mà mình đã lựa chọn, trưởng thành hơn về mọi mặt và đặc biệt khi đến Bắc Giang được 2 tuần thì vợ anh đã sinh con gái đầu lòng. Thành tích: Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Giang năm 2021;
Cô giáo Hà Ánh Phượng (sinh năm 1991, Giáo viên tiếng Anh Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ, Đại biểu Quốc hội khóa XV): Là một cái tên không còn xa lạ trong ngành giáo dục, câu chuyện về cô giáo trẻ người dân tộc Mường Hà Ánh Phượng đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học sinh, giáo viên trên cả nước. Không chỉ là một giáo viên tiếng Anh, giờ đây trên cương vị mới là một Đại biểu Quốc hội, cô gái trẻ người Mường đang từng ngày nỗ lực góp phần vào sự đổi thay trên chính quê hương mình. Giải thưởng Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu, Quỹ Varkey - đối tác của UNESCO bầu chọn. Thành tích: Giải thưởng 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1987, giáo viên Ngữ văn và Tổng phụ trách Trường PTDT bán trú THCS Pa Cheo (Pa Cheo, Bát Xát, Lào Cai): Không đành lòng khi nhìn thấy các em đang độ tuổi ăn, tuổi lớn, mặc không đủ ấm, chân đất trong thời tiết lạnh cắt da cắt thịt đến trường, trời lạnh căm căm, cô Thủy đã vận động xin quần áo cho các em. Ngoài ra, Câu lạc bộ Bạn gái do cô sáng lập là nơi diễn ra các hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, trang bị cho các em kiến thức về mọi mặt trong cuộc sống. Với nhiều sáng kiến và tận tụy hết lòng với bà con Pa Cheo, cô đạt nhiều thành tích cấp trường và cấp huyện. Thành tích: Được vinh danh trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 do Trung ương Đoàn và Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức.
Kết thúc Lễ Tôn vinh, phát biểu cảm ơn các đại biểu và Gương sáng Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam,Tiến sỹ Vũ Hoài Nam nói: "Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, coi trọng việc nêu gương. Cả cuộc đời giản dị, trong sáng của Người luôn là tấm gương đạo đức mẫu mực, tự giác nêu gương, nói đi đôi với làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nêu gương có vai trò to lớn và là một giá trị trong chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, bởi như Người nói “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Việc nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao hàm trọn vẹn từ việc lớn như: Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, quy định của tập thể, đến những việc bình thường hàng ngày như ăn, ở, mặc, sử dụng phương tiện đi lại... nhất nhất Người đều nêu gương hết sức tiết kiệm, giản dị, không cường điệu... mà tự nhiên như không khí, cơm ăn, nước uống hàng ngày."
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết lý do tổ chức chương trình: "Thực hiện lời dạy của Bác và noi theo gương sáng của Người, các thế hệ người Việt Nam tiếp nối nhau phấn đấu thi đua cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trên chặng đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc của chúng ta, biết bao tấm gương bình dị mà cao quí đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tôn vinh, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Cũng trên tinh thần đó, đồng thời nhằm góp phần tôn vinh và biểu dương các tấm gương điển hình trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của một quốc gia, thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam được giao chủ trì tổ chức Chương trình Bình chọn và Tôn vinh Gương sáng pháp luật hàng năm vào đúng dịp Ngày pháp luật Việt Nam 09/11 nhằm lan tỏa và nhân rộng những tấm gương điển hình trong hoạt động xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật trong phạm vi toàn quốc.
Năm 2023, lần thứ 2 Chương trình được tổ chức, qua nhiều khâu, nhiều bước hết sức chặt chẽ, khách quan, công tâm với gần 160 đề cử đều là những tấm gương sáng trong các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khác nhau. Hội đồng bình chọn và Ban Tổ chức đã lựa chọn được 50 gương điển hình trong gần 160 đề cử để vinh danh trong buổi lễ hôm nay.
"Thay mặt Ban Tổ chức, cho phép tôi được biểu dương 50 cá nhân được Vinh danh là Gương sáng pháp luật năm 2023 tại buổi lễ này, cũng như hơn 100 cá nhân đã được đề cử là những Gương sáng pháp luật của năm. Xin được chúc mừng các bác, các anh, các chị! - ông nói -Sau buổi lễ Vinh danh này, chúng tôi tin tưởng rằng, những cá nhân được đề cử và vinh danh sẽ mãi luôn là những tấm gương sáng trong đời sống xã hội nói chung, trong tổ chức và thi hành pháp luật nói riêng để mọi người tiếp tục học tập, noi theo, chung sức đồng lòng xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật, vì Nhà nước Pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam nói.
Theo Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, để có được thành công của Chương trình, Ban Tổ chức đã nhận được sự quan tâm đồng hành, hỗ trợ giúp đỡ của rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Bộ Tư pháp. Nhân buổi lễ này cho phép tôi được thay mặt Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Hội đồng bình chọn, các nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân và đặc biệt là các Gương sáng được vinh danh hôm nay đã luôn đồng hành cùng với chúng tôi trong suốt chặng đường vừa qua."
Trước khi kết thúc phần phát biểu của mình, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam một lần nữa cảm ơn và chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công tới các vị đại biểu khách quý tham dự buổi lễ, cũng như quý đại biểu, khán giả đang theo dõi trực tiếp chương trình!
Rất xúc động khi nhận hoa, kỷ niệm chương của Ban tổ chức chương trình Tôn vinh Gương sáng pháp luật, ông Châu Phi Đô – Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bạc Liêu bày tỏ: Tôi cảm thấy rất vinh dự, tự hào, hạnh phúc là một trong 50 người được tôn vinh gương sáng pháp luật năm 2023. Đây cũng chứng minh được sự nỗ lưc, phấn đấu về bản thân tôi trong thời gian qua. Tôi thấy đây là động lực để cho tôi phát triển, trên con đường bảo vệ công lý cho những người nghèo, người yếu thế. Sau khi được nhận những vinh danh này tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa nhất là trong công tác trợ lý pháp lý để giúp cho ngừoi dân hiểu biết pháp luật và ngày càng hiều được đường lối chủ trương chính sách của Đảng để họ tự nâng cao đời sống của mình nhiều hơn.
Ca khúc “Gương sáng pháp luật” - Tiết mục đặc biệt của chương trình được thực hiện bởi các ca sỹ là các nhà báo, phóng viên của báo Pháp luật đã khép lại chương trình Lễ Tôn vinh Gương sáng pháp luật. Thêm một điều đặc biệt, chính tác giả ca khúc cũng là Nhà báo đang công tác tại Báo Pháp luật Việt Nam - ông Phạm Quốc Cường, Trưởng Ban Pháp luật Bạn đọc.
Trước đó, trongkhông khí trang trọng của Lễ Tôn vinh, các Gương sáng đã chia sẻ cảm xúc của mình:
Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga, Phó Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế, Cục Gìn giữ hòa bình, Bộ Quốc phòng - nói: Dự Lễ tôn vinh hôm nay, tôi ý thức mình được ghi nhận là bởi đã góp phần cùng đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Tôi đã 2 lần tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Lần thứ nhất tôi là nữ sỹ quan đầu tiên của Việt Nam, lần thứ 2 là nữ chỉ huy đầu tiên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam. Ý thức là đại diện cho lực lượng của Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, một lực lượng trẻ với 9 năm hình thành và phát triển, ở vị trí nào, tôi cũng cố gắng hết mình với vai trò quân nhân Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế, đóng góp công sức để người dân những nơi còn nghèo khó, đang trong tình trạng nội chiến như Nam Sudan có tương lai tốt đẹp hơn. Tôi luôn ý thức cao và tuyên truyền để các đồng đội của mình không chỉ thực hiện đúng quy định của quân nhân Việt Nam mà còn phải chấp hành nghiêm các quy định của Liên hiệp quốc. Có như thế hình ảnh của những bộ đội cụ Hồ, những chiến sỹ mũ nồi xanh mới luôn được ghi nhận, tạo được hình ảnh đẹp trong mắt người dân trên địa bàn nói riêng và các nước Liên hợp quốc nói chung.
Trung tá Bùi Xuân Tập, Trưởng phòng Pháp luật của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1- xúc động trước không khí vừa ấm cúng của chương trình, ông cho rằng việc vinh danh các gương sáng do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức là hình thức tuyên truyền, cổ vũ thượng tôn pháp luật rất thiết thực và ý nghĩa. "Trên cương vị là Trưởng Phòng Pháp luật thuộc Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1, tôi luôn nỗ lực tuyên truyền thực thi pháp luật trên biển góp phần giữ vững an ninh chủ quyền biển đảo Tổ quốc, bảo đảm trật tự an toàn trên biển; giữ yên vùng biển để ngư dân vươn khơi bám biển. Quá trình thực thi pháp luật trên biển, chúng tôi chú trọng tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho bà con ngư dân pháp luật về biển đảo bằng nhiều hình thức, biện pháp sáng tạo, thiết thực, hiệu quả thông qua các chương trình: Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân, Em yêu biển đảo quê hương, Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo... Được tôn vinh là Gương sáng pháp luật là vinh dự không chỉ đối với cá nhân tôi mà với cả gia đình, đồng chí đồng đội của tôi, tiếp thêm động lực để tôi cống hiến hơn nữa cho nhân dân, cho Tổ quốc." ông nói.
Đến từ Lai Châu, ông Vàng A Chỉnh (Trưởng bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) tâm sự: "Là một người dân vùng sâu vùng xa, tôi chưa từng nghĩ tới việc được vinh danh Gương sáng Pháp luật. Khi biết tới chương trình và được Ban tổ chức lựa chọn, tôn vinh là một trong 50 gương mặt tiêu biểu tôi vô cùng xúc động và tự hào."
"Trong quá trình làm Trưởng bản tôi luôn cố gắng làm tốt vai trò của mình, và luôn tâm niệm “mình làm gì thì làm nhưng pháp luật luôn phải trên hết. Làm gì cũng được nhưng phải tuân thủ đúng pháp luật. Để người dân hiểu và làm theo, trước hết bản thân tôi phải làm đúng. Bởi bà con địa phương 100% là người Mông, hầu hết trình độ văn hoá của bà con còn hạn chế nên muốn tuyên truyền, phổ biến pháp luật mình phải là người làm trước.
Được vinh danh là Gương sáng Pháp luật, tôi càng nhận thức được vai trò của mình trong việc thượng tôn pháp luật. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện tốt vai trò của mình, tuyên truyền cho bà con hiểu và tuân thủ về pháp luật, nhất là các vấn đề liên quan tới tệ nạn xã hội. Tôi cũng rất mong Đảng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, tuân thủ pháp luật tới bà con huyện Phong Thổ, Lai Châu." - ông tâm sự.
Dù phải di chuyển quãng đường dài nhưng khi tới đây nhưng Thượng tá Hoàng Ngọc Đạo – Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bạc Liêu - không hề cảm thấy mệt mỏi , theo ông, mệt mỏi tan biến bởi sự đón tiếp nhiệt tình của Ban tổ chức.
"Là Phó Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bạc Liêu, tôi đã trực tiếp chỉ đạo tham gia nhiều vụ án, chuyên án, bắt nhiều nhóm tội phạm góp phần đem lại cuộc sống bình yên cho người dân. Với vai trò báo cáo viên pháp luật của Công an tỉnh, tôi luôn nỗ lực tuyên truyền người dân nâng cao cảnh giác để có thể tự bảo vệ và nhận diện các thủ đoạn của tội phạm và đồng hành với lực lượng vũ trang phòng chống tội phạm. Ngoài ra, với vai trò là giảng viên kiêm nhiệm, tôi đã bồi dưỡng cho các lớp công an xã, lớp điều tra viên các đơn vị ở địa phương, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ trong đơn vị và người dân.
Tôi sẽ tự học, tự nghiên cứu, thường xuyên đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, xứng đáng là một Gương sáng Pháp luật." Thượng tá Hoàng Ngọc Đạo nói.
Là phóng viên có bài viết về một nhân vật được tôn vinh tại chương trình, phóng viên Dương Trang - Ban Điện tử báp Pháp luật Việt Nam chia sẻ:
"Khi viết bài viết về anh Lê Thái Bình, trong lòng tôi có quá nhiều cảm xúc; vừa ngưỡng mộ, vừa biết ơn và thương anh đến tận vô cùng!
Lê Thái Bình với nghị lực phi thường và niềm tin quá đỗi mãnh liệt vào cuộc sống, chưa bao giờ ngừng cố gắng chiến thắng số phận để không chỉ không trở thành gánh nặng cho gia đình mà thậm chí anh đã giúp đỡ được cho rất nhiều mảnh đời bất hạnh khác.
Hình ảnh người đàn ông tật nguyền, đôi chân lẻo khẻo lê từng bước một, đôi tay co rút vì bệnh tật và giọng nói méo mó, ú ớ lội bùn nước tìm đến với bà con nơi vùng “rốn lũ” để trao tận tay từng gói mì, từng bao gạo đã trở thành điều thân thuộc với rất nhiều người.
Anh Lê Thái Bình là người khuyết tật, nhưng trước người đàn ông này, Tôi mới là tôi có cơ thể lành lặn nhưng không làm được những điều như người đàn ông ấy.
Tôi đã tìm đến Lê Thái Bình để khai thác thông tin với mong muốn lan tỏa những điều đẹp đẽ đến tất cả mọi người, lan tỏa niềm tin vào cuộc sống dẫu trong nghịch cảnh, khó khăn."
Thầy thuốc ưu tú, TS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức: Trong không khí tưng bừng của Lễ tôn vinh Gương sáng Pháp luật, tôi cảm thấy rất vui, rất ấm áp. Được đại diện cho những chiến sỹ áo trắng, tôi mong chương trình lan tỏa được những hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về nghề y, về những người làm công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Dù nghề Y có những đặc thù nhưng cá nhân tôi và đồng nghiệp của tôi nói chung không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn mà còn cố gắng làm tốt vai trò công dân, tuyên truyền để cùng nhau thượng tôn pháp luật, làm tốt trách nhiệm với xã hội.
Lần đầu tới Hà Nội, được dự Lễ tôn vinh trang trọng thế này, Bà K’Hiếu, Trưởng Ban Công tác mặt trận, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Xoan, Lâm Đồng- cho biết: "Trên địa bàn chủ yếu là bà con dân tộc K'Ho sinh sống, tôi ý thức, nếu người dân không hiểu đúng, hiểu rõ pháp luật mà thực hiện các hành vi liên quan đến pháp luật, đến vay vốn thì hậu quả khó lường. Do đó, tôi luôn bám sát đời sống bà con, dùng ngôn ngữ, văn hóa của người K'Ho để tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn bà con vay vốn phát triển kinh doanh, sản xuất. Tôi cũng kiên trì vận động bà con bỏ các hủ tục lạc hậu trong cưới xin, ma chay từ năm 2001 đến nay, tích cực hòa giải các mâu thuẫn phát sinh. Hiện nay, bà con trong thôn cơ bản thực hiện nếp sống văn hóa trong ma chay, cưới hỏi. Tôi tuyên truyền tất cả những gì liên quan đến pháp luật nói chung, các quy định về vay vốn nói riêng theo nhóm, để người này lan truyền tới người kia, nhóm này lan truyền tới nhóm kia, tạo sự lan rộng trong cộng đồng.
Tôi sẽ nỗ lực học hỏi, đặc biệt là nắm bắt các ứng dụng công nghệ mới để cập nhật nhanh các kiến thức pháp luật, cập nhật công nghệ thông tin cho bà con, giúp bà con trên địa bàn ngày càng chấp hành đúng pháp luật, để có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn."
Chị Nguyễn Thị Thuỷ (giáo viên Ngữ Văn, Tổng phụ trách trường PTDT bán trú THCS Pa Cheo (Pa Cheo, Bát Xát, Lào Cai) chia sẻ với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam: “Được vinh danh Gương sáng Pháp luật là điều vô cùng may mắn và có ý nghĩa đối với tôi. Nó khiến tôi có động lực và thêm yêu công việc của mình, khiến bản thân càng phải cố gắng hơn nữa. Nhận tin, gia đình, người thân và đồng nghiệp cũng rất vui mừng và tự hào về tôi. Mỗi lần lên lớp tôi đều lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào các bài giảng để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu và ứng dụng vào mọi mặt trong cuộc sống. Các kiến thức gần gũi các en như kiến thức về sức khoẻ sinh sản, đảm bảo an toàn trật tự xã hội khi tham gia giao thông, phòng chống buôn bán người, tảo hôn…"
Một số hình ảnh ghi nhận Tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế trước khi Lễ Tôn vinh Gương sáng Pháp luật chính thức được bắt đầu:
Hội đồng bình chọn Gương sáng Pháp luật 2023 gồm có:
1. Ông Đỗ Ngọc Thịnh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam
2. Ông Lê Vệ Quốc – Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
3. Ông Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp
4. Ông Vũ Văn Tiến – Trưởng Ban Tuyên giáo, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
5. Đại tá Trần Nguyên Quân – Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, Bộ Công an
6. Ông Nguyễn Hữu Đoạt - Trưởng phòng I, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương
7. Thượng tá Đàm Đình Hoà, Phó Trưởng phòng Thông tấn Báo chí, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
8. Ông Trần Văn Quảng – Phó Trưởng Ban nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Hội Luật gia Việt Nam
9. Bà Phan Minh Thủy, Trưởng phòng, Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
10. Bà Vũ Hồng Thúy– Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam.
50 “Gương sáng pháp luật” năm 2023
1. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, sinh năm 1926, nguyên Tư lệnh Quân khu 4.
2. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, sinh năm 1942, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
3. Tiến sĩ Đinh Trung Tụng, sinh năm 1956, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Trung tướng Khuất Việt Dũng, sinh năm 1959, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV.
5. TS. Nguyễn Huy Quang, sinh năm 1961, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
6. Ông Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1961, nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế.
7. Bà Hoàng Thị Kim Quế, sinh năm 1955, GS.TS. Giảng viên cao cấp, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, sinh năm 1952, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV.
9. TS. Lê Thị Tuyết Mai, sinh năm 1967, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam bên cạnh Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ.
10. Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, sinh năm 1975, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp (V03), Bộ Công an.
11. Đại úy Thái Ngô Hiếu, sinh năm 1989, cán bộ thuộc Đội Chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ Khu vực Trảng Bom - Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đồng Nai.
12. Thượng tá Lê Minh Hải, sinh năm 1982, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội.
13. Thượng tá Hoàng Ngọc Đạo, sinh năm 1977, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bạc Liêu.
14. Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga, sinh năm 1981, Phó Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng.
15. Trung tá Bùi Xuân Tập, sinh năm 1983, Trưởng phòng Pháp luật, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1.
16. Thiếu tá Lèng Văn Trai, sinh năm 1985, Chính trị viên, Bí thư Chi đoàn Đồn Biên phòng Mường Khương, Bộ đội Biên phòng Lào Cai.
17. Trung tá Nguyễn Khắc Hào, sinh năm 1979, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh.
18. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, sinh năm 1959, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Giám đốc Công ty Luật TNHH InvestPro.
19. Luật sư Trương Thanh Đức, sinh năm 1964, Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC.
20. Bà Hoàng Thị Quỳnh Chi, sinh năm 1969, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
21. Ông Nguyễn Văn Tùng, sinh năm 1977, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao.
22. Ông Nguyễn Xuân Thu, sinh năm 1973, Giám đốc Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp.
23. Ông Võ Văn Xông, sinh năm 1976, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi.
24. Bà Lư Thị Trang Đài, sinh năm 1969, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Kiên Giang.
25. Bà Lưu Thị Lan Hương, sinh năm 1980, Trưởng phòng Tư pháp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
26. Bà Nguyễn An Phượng, sinh năm 1977, Chánh Văn phòng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
27. Ông Hà Anh Tuấn, sinh năm 1974, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
28. Bà Bùi Thị Bích Phượng, sinh năm 1976, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng, Hà Nội.
29. Ông Trần Thanh Hải, sinh năm 1968, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
30. Ông Phùng Quang Hiệp, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, Phó Bí thư Đảng ủy, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
31. Thầy thuốc Ưu tú, TS.BS Dương Đức Hùng, sinh năm 1966, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức.
32. Bác sỹ Nguyễn Hữu Nghĩa, sinh năm 1993, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh.
33. Ông Phạm Văn Học, sinh năm 1969, Chủ tịch Hội đồng thành viên Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ.
34. Bà Hà Thị Thanh Vân, sinh năm 1972, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam.
35. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1967, Ủy viên Thường vụ Ủy ban Olymipc Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
36. Cô giáo Hà Ánh Phượng, sinh năm 1991, Giáo viên Tiếng Anh Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ, Đại biểu Quốc hội khóa XV.
37. Tiến sĩ Trần Nam Trung, sinh năm 1977, Phó Trưởng phòng, Phòng Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng.
38. Cô giáo Nguyễn Thị Thủy, sinh năm 1987, giáo viên Ngữ văn và tổng phụ trách Trường PTDT bán trú THCS Pa Cheo (Pa Cheo, Bát Xát, Lào Cai).
39. Ông Châu Phi Đô, sinh năm 1967, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bạc Liêu.
40. Bà Cầm Kim Loan, sinh năm 1967, Trợ giúp viên pháp lý, nguyên Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sơn La.
41. Ông Ngô Đức Bính, sinh năm 1979, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau.
42. Hòa giải viên Nguyễn Kim Huê, sinh năm 1938, xã Long Hậu, Lai Vung, Đồng Tháp.
43. Anh Nguyễn Văn Nam, sinh năm 1992, công nhân khai thác hầm lò thuộc Công ty Than Thống Nhất - Tập đoàn TKV.
44. Cựu chiến binh Lê Đình Duật, sinh năm 1943, Hà Nội.
45. Anh Lê Thái Bình, Ủy viên Hội LHTN Việt Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
46. Thượng tọa Thích Giác Vũ, sinh năm 1971, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo TP Nam Định, Phó Trụ trì kiêm Trưởng Ban Từ thiện chùa Vọng Cung.
47. Ông Đinh Minh Nhật, sinh năm 1962, người sáng lập mái ấm Giuse huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
48. Ông A Brol Vẽ, sinh năm 1945, Già làng Đắk Răng, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
49. Bà K’Hiếu, sinh năm 1959, Trưởng Ban Công tác mặt trận, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Xoan, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
50. Ông Vàng A Chỉnh, sinh năm 1975, Trưởng bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.”
P.V