Chủ nhật, 24/11/2024 11:38 (GMT+7)
Thứ sáu, 08/09/2023 15:45 (GMT+7)

TP.HCM khánh thành cầu Long Kiểng sau 22 năm thi công

Theo dõi KTMT trên

Sáng 8/9, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) đã tổ chức lễ khánh thành cầu Long Kiểng. Sự kiện có ý nghĩa quan trọng với người dân hai xã ngoại thành vì sau 22 năm xây dựng, cầu mới hoàn thành.

Lễ khánh thành cầu Long Kiểng

Tham dự buổi lễ có sự tham gia gia của Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ; Giám đốc Sở GTVT TP Trần Quang Lâm; Giám đốc Ban Giao thông Lương Minh Phúc và lãnh đạo UBND huyện Nhà Bè. 

Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ cho biết Cầu Long Kiểng là niềm vui của bà con huyện Nhà Bè. Khi hoàn thành cầu sẽ tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giúp các cháu học sinh đến trường an toàn, nhanh chóng. Nỗi lo sợ nơm nớp khi đi qua cây cầu cũ.

TP.HCM khánh thành cầu Long Kiểng sau 22 năm thi công - Ảnh 1
Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ phát biểu tại lễ khánh thành cầu. 

Cầu Long Kiểng có chiều dài 318km, đường dẫn vào cầu khoảng 66 0m. Tổng mức đầu tư công trình gần 600 tỷ đồng, gồm chi phí xây dựng cầu hơn 211 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 325 tỷ đồng, chi phí tư vấn, quản lý dự án và chi phí dự phòng hơn 52 tỷ đồng.

Trước đây, việc đi lại của người dân hai xã Nhơn Đức và Phước Kiển đều phụ thuộc vào cây cầu sắt Long Kiểng (cũ) được xây dựng từ năm 1976. Việc hoàn thành cầu Long Kiểng mới có vai trò quan trọng trong việc tạo thuận tiện kết nối giao thông giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. 

Lý do chậm tiến độ tận 22 năm  

Cầu Long Kiểng được UBND TP. Hồ Chí Minh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3082/QĐ-UB năm 2001. Đến năm 2007, dự án mới giải phóng mặt bằng đợt 1 được một số hộ dân. Tháng 8/2018, dự án chính thức khởi công xây dựng trên cơ sở tiếp nhận mặt bằng từ giai đoạn 1. Tuy nhiên đến 20/12/2019, dự án tiếp tục dừng thi công vì thiếu mặt bằng. 

TP.HCM khánh thành cầu Long Kiểng sau 22 năm thi công - Ảnh 2
Cầu Long Kiểng chính thức thông xe. 

Cho đến tháng 9/2022, UBND tỉnh Nhà Bè mới bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư và tiếp tục thi công. Tròn 1 năm sau đó, cầu Long Kiểng được hoàn thành và bàn giao. 

Tại lễ khánh thành, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM cho biết cầu Long Kiểng chậm tiến độ tận 22 nằm là do trong giai đoạn từ 28/5/2011 đến 20/12/2019 gặp nhiều bất cập, khó khăn về ranh giới dự án, nguồn vốn và giải phóng mặt bằng. Điều này dẫn đến việc phải đổi chủ đầu tư 1 lần, nâng tổng mức đầu tư lên 2 lần. 

Từ nhu cầu cấp bách của người dân cũng như dự án bị trì trệ quá lâu,  lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND TP.HCM cùng Sở Giao thông Vận tải và các Sở Ngành đã chỉ đạo đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn. Đồng thời Ban Quản lý dự án đã cùng địa phương nhanh chóng bồi thường giải phóng mặt bằng, tiếp tục khởi công xây dựng. 

Cũng tại buổi lễ, Giám đốc ban giao thông ông Lương Minh Phúc cho biết sau cầu Long Kiểng, cầu Rạch Đỉa qua đường Lê Văn Lương cũng sắp được khởi công vào tháng 8. Tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng. Ngoài ra, trên đường Lê Văn Lương cũng sắp xếp nguồn vốn xây dựng cầu Rạch Dơi và Rạch Tôm mới, thay thế cho cầu sắt hiện đang xuống cấp. 

Nhằm chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Ban Giao thông TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành, đưa vào phục vụ người dân thành phố 3 công trình trọng điểm trong tháng 9 tới đây. Cụ thể gồm cầu Long Kiểng (huyện Nhà Bè) vào sáng 8/9; thông xe cầu Vàm Sát 2 (huyện Cần Giờ) vào ngày 15/9 và khánh thành công trình Mở rộng mạng lưới thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố, lưu vực kênh Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ (giai đoạn 2) vào ngày 16/9. 

Cầu Vàm Sát 2 nối đường Lý Nhơn và đường Đê Soài Rạp (huyện Cần Giờ), dài 432,7m, rộng 10m. Đường đầu cầu dài khoảng 647m kết nối vào đường. Cầu được xây dựng nhằm thay thế cầu Vàm Sát 1 cũ kỹ, đã xuống cấp, cũ kỹ cách đó 100m. 

Công trình Mở rộng mạng lưới thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố, lưu vực kênh Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường này sẽ phục vụ địa bàn 6 quận trung tâm TP. Hồ Chí Minh với 2 triệu dân. 

Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh sẽ cùng các đơn vị liên quan chọn nhà thi công cầu Phước Long và cầu Rạch Đỉa, bắt đầu từ tháng 8/2023. 

Phạm Huyền

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM khánh thành cầu Long Kiểng sau 22 năm thi công. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới