Chủ nhật, 24/11/2024 08:19 (GMT+7)
Thứ ba, 17/12/2019 06:30 (GMT+7)

TP.HCM: Phấn đấu 80% chất thải rắn được đốt để phát điện

Theo dõi KTMT trên

TP.HCM phấn đấu đến năm 2025, 80% chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện hoặc tái chế, giảm dần và tiến tới không còn chôn lấp.

UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh nội dung đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn TP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó đề ra chính sách, giải pháp giảm phát thải bình quân đầu người dân TP; định hướng sắp xếp các điểm tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nội dung của đồ án cũng phải gắn với quy hoạch không gian đô thị, quy hoạch xây dựng vùng của TP; phấn đấu đến năm 2025, 80% chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện hoặc tái chế, giảm dần và tiến tới không còn chôn lấp.

TP.HCM: Phấn đấu 80% chất thải rắn được đốt để phát điện - Ảnh 1

Chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ cần được định hướng nghiên cứu, vận chuyển về xử lý tại Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

Định hướng đến năm 2025, chất thải rắn được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi), Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh) và Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An); giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2050, chất thải rắn được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi) và Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

Các bãi chôn lấp cũ của TP (Gò Cát, Đông Thạnh) định hướng cải tạo phục vụ công cộng, xây dựng các mảng xanh cho TP (công viên). Nghiên cứu quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, tiến tới xóa bỏ các trạm trung chuyển nằm trong khu dân cư đông; giảm số lượng, tăng diện tích và công suất của các trạm trung chuyển; giảm điểm hẹn thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên đường phố; quy hoạch các trạm trung chuyển chất thải nằm trên các tuyến đường vành đai của TP, thuận lợi giao thông, xa khu dân cư. Nghiên cứu công nghệ ép kín và xây dựng ngầm các trạm trung chuyển. Có giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn công tác xử lý chất thải của TP.

Được biết, mỗi ngày TP.HCM phát sinh thêm 13.000 tấn rác thải, trong khi đó công nghệ xử lý rác thải rắn sinh hoạt chủ yếu vẫn là chôn lấp, chiếm 76%. Nếu không có giải pháp xử lý, đến năm 2020, TP.HCM sẽ không còn đất để chôn lấp...

Trong tổng số 13.000 tấn rác thải mỗi ngày có 8.300 tấn rác thải sinh hoạt, 1.500 - 2.000 tấn rác công nghiệp, 1.200 - 1.600 tấn rác xây dựng, 22 tấn rác thải y tế và hơn 2.000 tấn bùn thải các loại.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Phấn đấu 80% chất thải rắn được đốt để phát điện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới