Dịch Covid-19 không thể tiêu diệt trong thời gian ngắn nên chiến lược "zero F0" không còn phù hợp mà cần phải chuẩn bị cho tinh thần "sống chung" với dịch.
Trong buổi làm việc của Tổ công tác đặc biệt Chính phủ với TP.HCM về phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra chiều ngày 16/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: TP.HCM, Bình Dương và một số tỉnh, thành không thể theo đuổi chiến lược "zero F0", do vậy các địa phương phải sẵn sàng tinh thần "sống chung" với dịch.
Trước đó, vào cuối tháng 8/2021, trong chuyến thị sát về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đặt ra vấn đề, chúng ta phải sống chung với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp.
Thủ tướng nhấn mạnh chiến lược: "Phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên".
TP.HCM cần chuyển trạng thái chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Thực tế cũng cho thấy, trong thời gian tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, TP.HCM đã đạt được một số kết quả quan trọng trong công tác phòng, chống Covid-19 để từ đó dần mở cửa lại nền kinh tế.
Tuy nhiên, đóng cửa, phong tỏa chỉ hợp lý khi chặn nguồn lây Covid-19 từ bên ngoài. Còn khi dịch ngấm sâu, lan rộng thì việc chạy theo chặn nguồn lây là việc “tưởng đúng mà lại sai”, vì càng làm, càng truy càng ra F0.
Chính vì thế, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng (Đại học Y Dược TP.HCM) cho rằng, chiến lược cũ của TP.HCM không còn phù hợp với tình hình mới. Ông cho rằng, TP.HCM cần chuyển chiến lược với Covid-19 từ “đánh nhanh, thắng nhanh, tốc chiến, tốc thắng” sang “đánh chắc, thắng chắc”.
Đồng thời, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cũng đặt ra vấn đề TP.HCM phải “sống chung” với Covid-19, bởi nếu quét sạch Covid-19 lần này cũng không đảm bảo Covid-19 sẽ không đến một lần nữa.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng góp ý công tác phòng, chống dịch tại TP.HCM. (Ảnh SGGP)
“Chúng ta có thể tiêu diệt Covid-19, nhưng không thể tiêu diệt trong hôm nay, tháng này, năm nay mà phải trong những năm tới cùng các quốc gia khác chứ không thể đơn độc”, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng nói.
Quan điểm của ông Dũng là ngành y tế TP.HCM không nên tiếp tục xét nghiệm diện rộng, tiếp tục truy vết vì rất tốn kém, mà phải chuyển thành xét nghiệm những đối tượng nguy cơ cao, có triệu chứng.
Theo ông, xét về tổng thể, TP.HCM cần xác định “sống chung” và tính toán mở cửa kinh tế từng phần để phục hồi. “Nếu không mạnh dạn mở cửa thì ngân sách sẽ thiệt hại rất nhiều. Nếu tiêm chủng đủ, nên mạnh dạn trong mở cửa.
Nếu có trường hợp dương tính tại một số doanh nghiệp thì đương nhiên phải cách ly nhưng các trường hợp còn lại có thể chỉ cần xét nghiệm để xác định ca mắc, có biện pháp xử lý phù hợp, thay vì bắt đóng cửa, dừng hoạt động cả doanh nghiệp”, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng đề nghị.
Đồng quan điểm, GS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng, chỉ cần xét nghiệm những người có biểu hiện nhiễm Covid-19 chứ không nên xét nghiệm theo diện rộng như hiện nay.
Một vấn đề đặt ra, khi TP.HCM nới lỏng giãn cách thì có thể F0 sẽ tăng trong thời gian tới. Bàn về giải pháp cho tình huống này, GS Trần Diệp Tuấn đề nghị, ngay từ bây giờ Thành phố cần chuẩn bị, tăng cường hệ thống y tế để chăm sóc F0 tại cộng đồng, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời cho F0 khi có yêu cầu chăm sóc y tế.
Bên cạnh đó, ông Tuấn bày tỏ TP.HCM cần sớm bao phủ vaccine cho người dân và buộc người dân phải đảm bảo tuân thủ 5K mà Bộ Y tế đã đề ra.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước với tổng số vốn gần 450.000 tỷ đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh...
UBND TP Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Năm nay Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ 12 gắn với kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng. Cũng trong dịp này, Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố anh hùng”. Đây là thành phố thứ 2 sau TP.HCM được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý.
Ngày 16/4, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức tỉnh Bắc Ninh năm 2025 và phát động các phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Hai địa phương với thế mạnh bổ sung – một bên là nông nghiệp cao nguyên, một bên là kinh tế biển – có thể tạo ra vùng động lực mới nếu tận dụng tốt cơ hội từ việc sáp nhập.
Tỉnh Yên Bái khánh thành đường nối QL32C, QL37 với cao tốc Nội Bài Lào Cai nhằm mở ra không gian phát triển đô thị, là cơ sở cho thu đầu tư mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình.
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM chính thức khánh thành đi vào hoạt động và gần 12.000 hành khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ, thiết bị hiện đại nhất của nhà ga trong ngày vận hành chính thức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước với tổng số vốn gần 450.000 tỷ đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh...
Ngày 18/4, tại UBND xã Tuyết Nghĩa, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Quốc Oai đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ quỹ “Vì biển đảo Việt Nam” năm 2025.
Ngày 18/4, Đảng bộ Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2025-2030 với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu bộ, ngành, địa phương nhanh chóng xử lý vướng mắc đối với các dự án năng lượng tái tạo theo nghị quyết số 233 của Chính phủ.
Sáng nay (18/4), tại huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, tập đoàn Việt Phát đã tổ chức lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tiên Thanh. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển kinh tế TP Hải Phòng.