Từ năm 2017 đến nay có 3.630 dự án đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng, song Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ chỉ xem xét chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của 133 dự án.
Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) khẳng định, cây hồ tiêu, cà phê không được tính vào tỉ lệ che phủ rừng, còn cao su nếu được trồng vào đất quy hoạch lâm nghiệp mới được tính.
Phát triển rừng bền vững là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới được 7.053 ha rừng, đạt 70,53% kế hoạch trồng mới rừng năm 2020. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trồng khoảng 1.000 ha, diện tích còn lại do người dân, các đơn vị tự đầu tư kinh phí trồng.
Là tỉnh có hơn 80% diện tích đất lâm nghiệp, những năm qua Lạng Sơn đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người trồng rừng. Nhờ thế, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng lấy gỗ đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Keo là cây trồng chính trong trồng rừng sản xuất ở nước ta với diện tích khoảng 1,6 triệu hecta, chiếm 45% diện tích rừng trồng cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh hại trên cây keo, điển hình là bệnh chết héo đang có chiều hướng diễn ra ở nhiều địa phương.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có buổi làm việc với các Sở, ban ngành về tình hình trồng rừng gỗ lớn và hoạt động của Hợp tác xã (HTX) Lâm nghiệp bền vững năm 2019, kế hoạch thực hiện năm 2020.
Lâm Đồng đã tổ chức khảo sát, nghiên cứu trồng rừng trên diện tích bán ngập, tuy nhiên, đến thời điểm này, do các địa phương đăng ký ít, thủ tục chuyển đổi đất lại rất phức tạp nên đành từ bỏ.