Chủ nhật, 24/11/2024 10:07 (GMT+7)
Sắp diễn ra Tuần lễ trưng bày ảnh 'Luật gia Việt Nam với biển đảo quê hương' lần thứ 5 tại Nha Trang
Tuần lễ Trưng bày ảnh “Luật gia Việt Nam với biển, đảo quê hương” lần thứ 5 nhằm mục đích tuyên truyền hình ảnh tươi đẹp của biển, đảo quê hương; những hình ảnh về hoạt động gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của cán bộ, chiến sỹ trên các điểm đảo.
Đảo là nhà, biển cả là quê hương
Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh
Những cánh đồng năng lượng nơi đảo xa
Tại những điểm đảo nổi và đảo chìm tại Trường Sa, đường điện quốc gia không thể nối tới, cách duy nhất để có được nguồn cung điện sử dụng cho các chiến sỹ, hộ dân đó là những tấm pin năng lượng mặt trời và tuabin điện gió.
Màu xanh quê hương ngoài đảo Trường Sa
Phủ trên khắp 21 đảo, điểm đảo/33 điểm đóng quân ngoài quần đảo Trường Sa là hàng ngàn cây xanh đem ra từ đất liền. Hàng ngàn cây xanh ấy không chỉ là những “chiếc ô” thân thương che mát cho những người lính thủy vơi bớt mồ hôi sau giờ lăn lê bò trườn dưới nắng lửa khắc nghiệt, mà còn là biểu tượng của quê hương Việt Nam có mặt ở nơi xa nhất của Tổ quốc.
Tác nghiệp nơi đầu sóng
Đối với mỗi người làm báo, chỉ cần một lần được tác nghiệp ở Trường Sa là cả đời nhớ mãi bởi đó không chỉ là trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc mà còn là niềm vinh dự, hạnh phúc lớn lao. Khi đến Trường Sa, mỗi nhà báo đều có biết bao cung bậc cảm xúc trước những khó khăn, gian khổ và sự kiên cường của những người lính nơi đầu sóng ngọn gió.
Chào mừng Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6: Những mầm xanh trên đảo Trường Sa
Sự có mặt của các em thiếu nhi ở quần đảo Trường sa không chỉ khẳng định sự “quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về “ươm mầm lính biển” cho Hải quân Nhân dân Việt Nam ngay mảnh đất xa nhất của Tổ quốc, mà khẳng định với thế giới rằng, quân dân Trường Sa chung sức bảo vệ chủ quyền, ở đâu có bộ đội Hải quân, ở đó thiếu nhi- những thế hệ bảo vệ Trường Sa tương lai.
Sức sống xanh ở đảo Trường Sa sau 45 năm giải phóng
Được coi là “quần đảo bão tố” sau 45 năm giải phóng (29-4-1975/29-4-2020), xây dựng và phát triển, quần đảo Trường Sa đã trở thành một thị trấn sầm uất với đầy đủ chức năng hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, văn hóa tâm linh.
Dệt thảm xanh giữa biển trời Trường Sa
Ai chưa một lần đặt chân lên quần đảo Trường Sa hẳn sẽ nghĩ nơi đây chỉ có cát biển, nắng, gió và san hô. Thế nhưng, giữa mênh mông biển khơi, qua bàn tay, công sức của cán bộ, chiến sỹ Hải quân, các hòn đảo lớn nhỏ của quần đảo Trường Sa nay đã phủ một màu xanh ngát giữa biển trời Tổ quốc.
Chở xuân ra Trường Sa
Tháng Chạp, những chuyến tàu lênh đênh trên biển khơi mang theo nghĩa tình của đất liền đến với nhân dân huyện đảo Trường Sa.
Chuyện ‘trồng người’ ở ‘Quần đảo bão tố’
“Gieo chữ” ở những địa bàn xa xôi, hẻo lánh đã khó khăn bội phần, vậy mà giữa ngàn trùng sóng gió phía đường biên ngoài biển xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, có những thầy giáo vừa dạy chữ, vừa lo cho các em từng bữa ăn giấc ngủ. Đó là những thầy giáo khoác áo lính Hải quân đang ngày đêm thầm lặng cống hiến, hi sinh tuổi thanh xuân của mình để “truyền chữ” cho con em vạn chài giữa nắng gió Trường Sa.