Chủ nhật, 24/11/2024 10:11 (GMT+7)
Thứ tư, 30/08/2023 10:20 (GMT+7)

Tục đốt vàng mã: Đã đến lúc cần dừng lại

Theo dõi KTMT trên

Đốt vàng mã sớm đã trở thành một phong tục quen thuộc của người Việt mỗi dịp Lễ, Tết. Song, tín ngưỡng này đang dần trở nên thái quá, không chỉ gây lãng phí tiền bạc, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Bóc trần quan niệm “trần sao âm vậy”

Từ xưa đến nay, người dân luôn coi tục vàng mã là một hoạt động “nhất thiết phải có” trong mỗi dịp lễ. Bởi vốn dĩ, điều này góp phần thể hiện ý nghĩa hướng về tổ tiên, về nguồn cội. 

Thực tế, theo PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, thì việc đốt vàng mã chỉ là một hình thức tượng trưng, bởi lẽ những đồ dâng cúng chỉ mang tính biểu tượng chứ không phải đồ thật. Trên thị trường ta cũng dễ dàng bắt gặp những mặt hàng vàng mã mà nhiều năm trước đây chưa từng xuất hiện như giày cao gót, điện thoại, iPad, nhà lầu xe hơi, thậm chí cả ô sin bằng mã,... Tác dụng chúng mang lại chính là để “gửi” cho người đã khuất. 

“Sự xuất hiện của những mặt hàng vàng mã biến tướng này suy cho cùng chỉ là sự lệch lạc, biến tướng từ nhận thức coi “trần sao, âm vậy”. Thực tế này một phần thể hiện sự phát triển của đời sống kinh tế, mặt khác cũng cho thấy thực trạng vàng mã bị lạm dụng, biến tướng”, ông Sơn nhận định. 

Tục đốt vàng mã: Đã đến lúc cần dừng lại - Ảnh 1
Người dân đốt rất nhiều vàng mã ngay trên đường. (Ảnh: Thái Lộc)

Theo con số thống kê sơ bộ, mỗi năm người dân Việt Nam đốt gần 60.000 tấn vàng mã, tương ứng với gần 5.800 tỷ đồng. Trung bình vào mỗi dịp lễ, tết, mỗi gia đình phải bỏ ra từ 50.000 - 100.000 đồng để mua tiền giấy, thậm chí có những gia đình tiêu tốn từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng để mua vàng mã.

Trong khi đó, việc lạm dụng vàng mã còn là một trong những nguồn nguy hiểm gây ra cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Bởi, hầu hết nguyên liệu làm vàng mã xuất phát từ các vật dụng dễ cháy như giấy, nilon,... Hơn thế, quá trình đốt vàng mã sẽ phát tán bụi và các khí độc làm tổn hại sức khỏe con người cũng như môi trường không khí xung quanh. Ở đây có thể kể đến các hạt bụi PM, kim loại nặng, PAHs, PCDD/Fs,... Theo nhiều chuyên gia, việc con người hít phải quá nhiều khói từ việc đốt vàng mã thậm chí còn có khả năng gây ung thư. 

“Nói không” với đốt vàng mã 

Trong những năm qua, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng khẳng định, việc đốt vàng mã tùy tiện và phô trương đơn thuần chỉ là biểu hiện của sự lãng phí, gây ô nhiễm môi trường và hoàn toàn không đúng với tinh thần Phật giáo. Bởi, tục đốt vàng mã vốn không nằm trong giáo lý nhà Phật mà chỉ là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, chịu ảnh hưởng từ văn hóa của người Trung Quốc. Trong kinh Phật cũng không nhắc đến chuyện đốt vàng mã cho người âm. 

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết: “Trong giáo lý của Phật giáo thì tất cả tam tằng thánh giáo, kể cả phật giáo Bắc truyền cho đến Phật giáo Nam truyền thì không có một chỗ nào, ghi một câu nào về đốt vàng mã cho người quá cố. Phải khẳng định rằng, cái đốt vàng mã thì hoàn toàn không có một chút nào trong chùa. Và trong quá khứ, chư vị tổ sư cũng không bao giờ dùng vàng mã cho các nghi lễ của Phật giáo”.

Tục đốt vàng mã: Đã đến lúc cần dừng lại - Ảnh 2
Việc không đốt vàng mã đã trở thành nội quy của chùa Khê Tang, Hà Nội. (Ảnh: Báo Lao động)

Hiện nay, Chính phủ cũng đã ban hành một số quy định liên quan đến tập tục đốt vàng mã như Nghị định số 28/2017/NĐ-CP; nghị định số 158/2013/NĐ-CP; Nghị định số 75/2010/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa ngày 12/07/2010,... Song, các quy định nêu trên vẫn còn chưa phổ biến với đông đảo người dân, thậm chí dù họ có biết đến mà vẫn ngang nhiên vi phạm thì cũng chưa được đề cao xử lý triệt để. 

Về cơ bản, đốt vàng mã nếu chỉ dừng lại ở một nghi thức thờ cúng thần linh hay tổ tiên thì nó xứng đáng phát huy vai trò một tín ngưỡng xa xưa đáng trân trọng. Tuy nhiên, đốt vàng mã hiện nay đã bị lạm dụng để con người bày tỏ khát khao mê tín dị đoan của mình. Họ mong cầu càng nhiều thì sẽ đầu tư lễ vật, hay nói cách khác là vàng mã càng nhiều. Chính sự tham lam đó đã biến tướng việc đốt vàng mã trở nên lãng phí. 

Vài năm trở lại đây, nhiều người không tránh khỏi rơi vào băn khoăn giữa việc giữ tục vàng mã để thể hiện đạo hiếu, hay loại bỏ vàng mã để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Song, về cơ bản, tập tục đốt vàng mã đã đã ăn sâu vào thói quen và nhận thức của người dân vậy nên việc ngay lập tức bắt họ từ bỏ là hoàn toàn không thể. 

Muốn thay đổi tín ngưỡng đốt vàng mã cần đi từ hạn chế đến triệt để sao cho “chậm mà chắc”.  Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện đã yêu cầu tín đồ, Phật tử và người dân chấm dứt việc đốt vàng mã tại các chùa và cơ sở thờ tự của Phật giáo. Điều này vô cùng đáng được ủng hộ và nhân rộng ra toàn xã hội.

Thêm vào đó, các sở ban ngành, các nhà quản lý cần có trách nhiệm vận động người dân nhận thức giảm tối đa số lượng đốt vàng mã trong ngày lễ Tết. Quan trọng hơn hết, để làm được điều này thì việc thúc đẩy truyền thông đại chúng để người dân hiểu đúng và đủ cũng rất cần thiết. Có như vậy, hy vọng về việc thay đổi thói quen đốt vàng mã của người dân vốn có từ lâu đời mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Đốt vàng mã hoàn toàn không phải là thước đo của lòng thành kính. Chưa có ai khẳng định lạm dụng càng nhiều vàng mã thì càng dễ đạt được ước muốn. Song, hệ quả của việc biến tướng tập tục trên đã minh chứng rất rõ nét qua những ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế và môi trường của chính chúng ta. 

Hải Ly

Bạn đang đọc bài viết Tục đốt vàng mã: Đã đến lúc cần dừng lại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới