Chủ nhật, 24/11/2024 07:02 (GMT+7)
Thứ sáu, 22/10/2021 07:15 (GMT+7)

UNESCO: Sáng kiến ​​'eDNA' giúp bảo tồn đa dạng sinh học

Theo dõi KTMT trên

Để hiểu rõ sự phong phú của đa dạng sinh học trên khắp các khu vực biển thuộc Di sản Thế giới, UNESCO đã khởi động dự án bảo tồn đa dạng sinh học, dựa trên nghiên cứu về DNA môi trường - vật chất tế bào thải ra từ sinh vật sống vào môi trường xung quanh.

Để khởi động chương trình mới, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) thông tin, các nhà khoa học và cư dân địa phương sẽ lấy mẫu vật chất di truyền từ chất thải cá, màng nhầy hoặc tế bào, eDNA nhằm theo dõi các loài. 

Theo trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Văn hóa Ernesto Ottone Ramírez nhận định, “các khu vực biển được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái biển có giá trị rất phổ biến và tạo cơ hội cho cộng đồng đánh giá cao và bảo tồn môi trường biển”.

Các loài đang bị đe dọa 

UNESCO cho biết, dự án ​​kéo dài 2 năm sẽ giúp xác định tính dễ bị tổn thương của đa dạng sinh học biển đối với biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với sự phân bố và mô hình di cư của sinh vật biển trên khắp các khu Di sản Thế giới. 

UNESCO: Sáng kiến ​​'eDNA' giúp bảo tồn đa dạng sinh học - Ảnh 1
Sáng kiến ​​lấy mẫu eDNA mới của UNESCO mang đến cơ hội để hiểu rõ hơn về các hệ sinh thái đại dương. (Ảnh: Ocean Image Bank)

Dự án eDNA, trong đó bao gồm việc thu thập và phân tích mẫu từ môi trường (như đất, nước và không khí), sẽ giám sát và bảo vệ tốt hơn các loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Dự án eDNA cũng sẽ giám sát và bảo vệ tốt hơn các loài có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN). Ông Ernesto Ottone Ramírez giải thích: “Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến hành vi và sự phân bố của môi trường sống dưới nước và chúng ta phải hiểu điều gì đang xảy ra để có thể điều chỉnh các nỗ lực bảo tồn của mình với các vấn đề liên quan”.

Theo UNESCO, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến hành vi và sự phân bố của đời sống dưới nước và từ đó có thể điều chỉnh các nỗ lực bảo tồn của mình với các điều kiện phát triển. 

Các di sản thế giới về biển của UNESCO được công nhận vì sự đa dạng sinh học độc đáo, hệ sinh thái nổi bật hoặc đại diện cho các giai đoạn quan trọng trong lịch sử Trái Đất.  

Trong bối cảnh của Thập kỉ Khoa học Đại dương vì sự Phát triển Bền vững của  Liên Hợp Quốc (2021-2030), dự án được khởi động nhằm đóng góp vào sự hiểu biết về các xu hướng toàn cầu và bảo tồn các hệ sinh thái biển. 

Được hướng dẫn bởi sự hỗ trợ của chuyên gia, dự án eDNA sẽ thu hút sự hỗ trợ của người dân địa phương trong việc thu thập tài liệu. Vì vậy các mẫu vật như các hạt được thu thập qua quá trình lọc nước, có thể được xác định trình tự gen trong các phòng thí nghiệm chuyên biệt mà không cần phải làm ảnh hưởng tới động vật.   

UNESCO: Sáng kiến ​​'eDNA' giúp bảo tồn đa dạng sinh học - Ảnh 2
Dự án eDNA là khởi đầu cho quá trình quản lý tài nguyên biển bền vững hơn. (Ảnh: David Doubilet)

Được thực hiện bởi Ủy ban Hải dương học Liên Chính phủ (IOC) và Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO, dự án là “một bước tiến hướng tới tầm nhìn của Thập kỉ Đại dương về việc tăng cường kiến thức cần thiết để bảo vệ đại dương như mong muốn vào năm 2030.

Bảo tồn vì mục tiêu bền vững 

Việc sử dụng eDNA trong giám sát đại dương và thu thập dữ liệu vẫn nằm trong các hệ thống tiêu chuẩn phù hợp để lấy mẫu và quản lý dữ liệu sẽ được sắp xếp hợp lý trong dự án eDNA mang tính đột phá của UNESCO.  

Lần đầu tiên, UNESCO sẽ áp dụng một phương pháp nhất quán trên nhiều khu bảo tồn biển, giúp thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu, thực hành giám sát và quản lý dữ liệu đồng thời cung cấp thông tin cho công chúng. 

Theo các nhà khoa học, dự án hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết của thế giới về sự sống dưới đại dương, đồng thời thiết lập các chỉ số chính sách quản lý và bảo tồn.   

Ông Ryabinin cho biết: “Lấy mẫu eDNA có thể hình thành năng lực sáng tạo, chi phí phải chăng và được mong đợi từ lâu để hiểu rõ hơn về các hệ sinh thái đại dương, thành phần và hành vi của chúng, đồng thời khởi đầu cho quá trình quản lý tài nguyên biển bền vững hơn.

Trước thềm Hội nghị về đa dạng sinh học toàn cầu sắp diễn ra, một quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc cho biết, cộng đồng toàn cầu cần phải đầu tư nhiều hơn nữa, nâng cao quy mô và tốc độ thực hiện các cam kết bảo vệ thiên nhiên và ngăn ngừa mất mát các loài.

Đứng trước nguy cơ đó, Liên Hợp Quốc mong muốn các quốc gia cam kết bảo vệ 30% diện tích đất đai của họ vào năm 2030, một cam kết đã được Hoa Kỳ và các nước khác đồng ý. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chưa thực hiện cam kết, mặc dù đã thực hiện hệ thống "ranh đỏ bảo vệ hệ sinh thái" vốn đã đặt 25% phần lãnh thổ của nước này ngoài tầm kiểm soát của các nhà phát triển.

Điều quan trọng là tất cả các quốc gia phải bảo vệ nhiều hơn các hệ sinh thái của họ, nhưng điều đó sẽ không đủ để khắc phục tình trạng mất đa dạng sinh học, đồng thời cho biết cần có nhiều cam kết hơn để quản lý 70% phần diện tích đất đai còn lại.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết UNESCO: Sáng kiến ​​'eDNA' giúp bảo tồn đa dạng sinh học. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới