Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng cao, ùn tắc và thiếu container rỗng, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã gửi tâm thư cho Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Giao nhận (FIATA) ngỏ lời nhờ hỗ trợ các giải pháp giúp Việt Nam vượt qua các khó khăn.
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển cung cấp dịch vụ chuyển hàng hóa container thực hiện niêm yết giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ tuân thủ quy định tại nghị định 146/2016.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng giai đoạn 2021-2025 tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ cần đảm bảo tối thiểu như hiện tại (99,47%), trong khi VIMC đề xuất giảm tỷ lệ này xuống 65%.
Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, hãng vận tải biển AP Moller-Maersk của Đan Mạch vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021 và cho rằng tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng sẽ còn tiếp diễn trong năm 2022.
Mới đây, cơ quan chống độc quyền Hàn Quốc đã phạt 23 công ty vận tải biển trong nước và quốc tế 81 triệu USD về vấn đề ấn định giá trên nhiều tuyến giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN, bao gồm Việt Nam, trong vòng 15 năm qua.
Để mở đường cho việc kinh doanh trên đường bộ của mình, Tập đoàn A.P. Moller-Maersk – hãng vận tải container lớn nhất thế giới, đang trong quá trình mua lại một hãng logistics châu Á trong một thỏa thuận trị giá 3,6 tỷ USD.
Văn bản hỏa tốc từ Bộ Công Thương gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đến tình hình ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó đề xuất xem xét chuyển sang phương thức vận tải biển khi đường bộ ùn ứ.
Hàng không và vận tải biển có khả năng tăng trưởng rất mạnh trong những thập kỉ tới dẫn đến tỉ lệ phát thải CO2 toàn cầu có nguy cơ tăng nhanh. Các quốc gia cần vận chuyển hàng hóa của mình đi khắp thế giới theo cách trung hòa với khí hậu.
Những hạn chế về nguồn cung cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn, khiến lạm phát tăng cao hơn, ngay cả khi mức tăng giá hiện tại có thể vẫn tạm thời, các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới cảnh báo.
Theo CNN, dịch Covid-19 kéo dài đã khiến ngành vận tải biển lâm vào khủng hoảng toàn diện. Điều đáng báo động là việc nhiều container bị bỏ xó lâu ngày, xuống cấp khiến chúng không còn đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng trong khi nguồn cung lại đang khan hiếm.
Hãng tàu container lớn nhất thế giới Maersk Line cho biết sẽ chi 1,4 tỉ USD để đầu tư cho 8 con tàu chạy bằng methanol với mục tiêu trung hòa carbon. Các tàu đi vào hoạt động sẽ giúp giảm phát thải 1 triệu tấn CO2 mỗi năm.
Một sáng kiến toàn cầu có tên gọi Mission for Shipping (tạm dịch là "Sứ mệnh đối với vận tải biển") vừa được khởi động, nhằm chứng minh những con tàu vận tải biển không phát thải carbon hoàn toàn có thể hoạt động thương mại vào năm 2030.
Phải mất 10 năm và cần 1,5 triệu lao động để xây dựng kênh đào Suez vào thế kỷ XIX, nhưng chỉ mất 1 ngày và 1 con tàu khổng lồ khiến nó bị tắc nghẽn. Giờ đây, ngành thương mại hàng hải thế giới đang cảm nhận được những hậu quả không nhỏ từ vụ việc này.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành vận tải biển Việt Nam cần tập trung vấn đề minh bạch trong cung cấp dịch vụ và giá thành như nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra mức chi phí hợp lý nhất.