Vì sao giá vàng liên tục tăng phi mã?
Thị trường vàng trong nước vừa chứng kiến phiên giao dịch phi mã của giá vàng. Với tác dụng như một “kênh trú ẩn” lý tưởng trước những biến động của thị trường, ᴠàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn được các nhà đầu tư cực kỳ quan tâm.
Giá vàng biến động là cơ hội hay thách thức cho các nhà đầu tư?
Thị trường vàng trong nước vừa chứng kiến phiên giao dịch phi mã của giá vàng, thậm chí liên tục lập đỉnh mới. Mở cửa phiên giao dịch ngày 8/3, giá vàng thế giới đã tăng lên mốc 1.996 USD/ounce và giá vàng Việt Nam lập đỉnh mới lên mốc 74,4 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng lên mức cao chưa từng có đã khiến hàng trăm người đổ xô đến các tiệm vàng để bán chốt lời. Trong 2 ngày, 7/3 và 8/3, không khó để bắt gặp cảnh hàng trăm người xếp thành hàng dài chờ giao dịch tại các cửa hàng vàng. Người ít thì vài chỉ, người nhiều lên tới vài chục lượng vàng.
Đến cuối ngày 8/3, mặc dù giá vàng thế giới tăng sốc, xuyên thủng mốc 2.000 USD/ounce, lên mốc 2.070 USD nhưng giá vàng trong nước lại quay đầu lao dốc do lực bán mạnh. Vào cuối ngày 8/3, giá vàng rớt xuống chỉ còn ở mốc 72 triệu đồng/lượng. Khoảng cách giữa mua và bán vẫn giữ ở mức từ 1,5-2 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, sau 3 phiên tăng giá kỷ lục, giá vàng trong nước ngày 9/3 lại lao dốc không phanh. Người mua vàng lỗ gần 5 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 ngày. Theo đó, giá vàng lao dốc đã khiến người mua vàng trong những ngày “sốt giá” lỗ nặng. Dù nhiều chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng khi tìm đến vàng trong thời điểm giá vàng trên đỉnh cao nhưng thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho thấy, lượng người mua vẫn tăng cao. Đa số người mua kỳ vọng giá vàng tiếp tục tăng để “lướt sóng” chốt lời.
Theo lý giải của chuyên gia, việc giá vàng miếng SJC trong nước liên tiếp tăng trong thời gian qua chủ yếu do việc khan hiếm nguồn nguyên liệu. Đặc biệt, giá vàng miếng SJC trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới từ 10-15 triệu đồng/lượng. Với đà tăng mạnh trong sáng 7/3, giá vàng trong nước đã cao hơn vàng thế giới tới 17 triệu đồng/lượng.
Dù liên tiếp đạt đỉnh cao mới nhưng nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, việc giá vàng tăng chỉ do ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn khi giao tranh Nga - Ukraine đang căng thẳng. Sự tăng giá này mang tính chất nhất thời. Đặc biệt, chênh lệch giá vàng thế giới - giá vàng trong nước và chênh lệch giá mua vào - bán ra rất cao. Điều này khiến nhà đầu tư dễ rơi vào thua lỗ nếu đầu tư vàng tại thời điểm này.
Chuyên gia Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng cho biết, theo như dự báo trước đó, giá vàng đã bứt phá khỏi mốc 2.000 USD/toz và sau đó chạm đến đỉnh cao lịch sử của loại hàng hóa này. Dự đoán cũng cho hay, nhu cầu về vàng hiện tại là rất cao và với tình hình chiến sự vẫn tiếp tục căng thẳng cùng với lạm phát leo thang, giá vàng sẽ không chỉ dừng lại ở 2.074 USD/toz.
Với tình hình trên, chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh khuyến cáo, nhà đầu tư không nên mua vàng nếu chỉ giữ ngắn hạn, nhất là trong 1 tuần tới; cần lưu ý, chênh lệch giá vào những thời điểm thị trường nóng đều được nới ra rất nhiều. Hiện giá mua bán trong nước đang chênh với thế giới rất cao, đã lên tới 12 triệu đồng/lượng. Với tốc độ tăng giá của vàng trong nước hiện nay, chuyên gia Phan Dũng Khánh cho rằng, rất có khả năng vàng sẽ tăng lên 75 triệu đồng hay 80 triệu đồng/lượng nếu giá thế giới tăng thêm vài chục USD/ounce. Do đó, nhà đầu tư nắm giữ vàng ngắn hạn lại càng rất nguy hiểm.
“Nếu nhà đầu tư không có ý định nắm giữ vàng miếng dài hạn và nếu mua mới thì chỉ nên có một tỷ trọng nhất định (tùy vào độ tuổi vàng và sự chịu đựng rủi ro mà phân bổ từ 10-50%) chứ cũng không nên vay mượn hoặc chỉ nắm giữ hầu hết là vàng trong danh mục đầu tư của mình. Cụ thể, có thể mua vàng nhẫn, nữ trang cùng chất lượng 9999 như vàng miếng nhưng giá 55 - 56 triệu đồng/lượng là điều có thể chấp nhận được. Mức giá này bám sát thế giới nên tính hấp dẫn cũng kém hơn vì không tăng quá mạnh”, chuyên gia Khánh phân tích.
Vàng là công cụ trú ẩn được ưa chuộng trong thời kỳ biến động chính trị - xã hội. Vì vậy, giới phân tích cho rằng khi thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức suốt hơn nửa năm qua, việc giá liên tục phá kỷ lục không phải điều ngạc nhiên.
5 lần giá vàng tăng phi mã
11/2/2011: Cơn sốt vàng với điểm bắt đầu bứt phá lên 36 triệu đồng/lượng
Đánh dấu sự bùng nổ của thị trường vàng là ngày 11/2/2011, sau khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tăng kỷ lục tới 9,3%. Ngay lập tức, vàng bắt đầu bứt phá lên 36 triệu đồng lượng, mặc dù giá vàng thế giới không ghi nhận biến động nào đáng kể.
Vàng lập đỉnh cao nhất trong lịch sử khiến người Hà Nội đổ xô đi bán vàng dù trời mưa tầm tã. Cửa hàng Bảo Tín Minh Châu có lúc không còn tiền mặt để trả, phải đợi giải ngân được thì mới có tiền thanh toán nên đành viết giấy hẹn khách.
Nhận định về cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử, ông Lê Văn Hinh - chuyên gia kinh tế độc lập về vàng thời điểm đó cho rằng: “Dân bán vàng rất nhiều đã cho thấy độ nhạy cảm của dòng tiền cao so với giá vàng làm cho giá vàng liên tục biến động".
8/8/2019: Giá vàng lập đỉnh mới kể từ năm 2013 vượt 42 triệu đồng/lượng
Ảnh hưởng của xu hướng tăng giá của thế giới, trong phiên giao dịch ngày 8/8, giá vàng miếng SJC trong nước bán ra đã vượt 42 triệu đồng/lượng lập đỉnh mới kể từ tháng 5/2013.
Tính đến 14h30, Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 41,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,25 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường TP.HCM, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 41,85 triệu đồng/lượng và 42,25 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.
Trong phiên buổi sáng 8/8, giá vàng miếng SJC bán ra đã có lúc vượt qua 42,3 triệu đồng. So với chốt giá cuối phiên hôm qua, giá vàng miếng hiện tăng khoảng 600.000 đồng/lượng. Chỉ từ đầu tuần tới nay, giá vàng miếng đã tăng hơn 2 triệu đồng/lượng nhờ lực đẩy mạnh từ thị trường vàng quốc tế.
Năm 2020 có thể nói là năm "sóng gió" của giá vàng trong nước do ảnh hưởng của giá thế giới. Giá vàng SJC đã tăng một mạch từ mức 42,6 triệu đồng/lượng vào đầu năm lên tới đỉnh lịch sử vượt 62 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 8/2020.
Nếu tính mốc cao nhất trong lịch sử này, chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2020, mỗi lượng vàng SJC đã tăng tới 20 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng 47%. Nhưng chỉ sau một ngày, giá vàng SJC đã "đổ đèo" từ vùng 62 triệu đồng/lượng xuống 56 triệu đồng/lượng rồi chốt năm giao dịch ở mức 56,1 triệu đồng/lượng.
7/7/2020: Chinh phục mốc 50,32 triệu đồng/lượng
Vàng trong nước liên tục vượt đỉnh lịch sử với mốc giá mới nhất chinh phục được là hơn 50,3 triệu đồng/lượng vào sáng ngày 7/7/2020.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 7/7, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng khu vực TP.HCM ở mức 49,87-50,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 230.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán so với cuối ngày hôm qua. Tương tự, giá vàng miếng SJC bán ra tại Hà Nội sáng nay cũng là 50,34 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng tăng 250.000 đồng mỗi lượng ở cả 2 chiều mua và bán, đẩy giá vàng miếng lên mức 49,95 triệu/lượng (mua) và 50,15 triệu/lượng (bán). Đây cũng là mức giá cao nhất cho vàng miếng mà doanh nghiệp này từng đưa ra.
Đây là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của giá vàng trong nước, đánh dấu đỉnh mới. Nếu tính từ đầu tháng 6 đến nay, kim loại quý trong nước đã tăng 1,32 triệu đồng/lượng, còn tính từ đầu năm mức tăng đã lên tới 7,57 triệu đồng/lượng. Đà tăng mạnh của vàng thế giới cũng đang là động lực chính giúp giá trong nước liên tục lập đỉnh lịch sử.
25/2/2022: Lập đỉnh lịch sử với 67,5 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước rạng sáng ngày 25/2 biến động gây sốc, tăng phi mã lên đỉnh lịch sử 67,5 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, giá vàng thế giới rớt xuống quanh mức 1.900 USD/ ounce sau khi tăng 3% lên mức cao nhất trong vòng 1,5 năm qua. Nguуên nhân chủ уếu хuất phát từ ѕức cầu trong nước gia tăng bởi ᴠào dịp ngàу ᴠía Thần Tài, nhiều người dân đi mua ᴠàng nhằm mang lại maу mắn cho cả năm.
Trong đó, DOJI là đơn vị có giá vàng tăng mạnh nhất trong rạng sáng 25/2. Cụ thể, DOJI ở khu vực Hà Nội đã tăng 2 triệu đồng ở chiều mua vào lên mức 65,2 triệu đồng và 3,7 triệu đồng ở chiều bán ra lên mức 67,5 triệu đồng/ lượng. Tại TP.HCM, vàng DOJI tăng 2,3 triệu đồng ở chiều mua vào và 3,6 triệu đồng ở chiều bán ra đưa giá vàng ở khu vực này lên bằng với khu vực Hà Nội.
Với giá vàng trong nước tăng dữ dội lên mức 67,5 triệu đồng/ lượng và giá vàng thế giới ở mức 1.906,3 USD/ ounce (tương đương 52,5 triệu đồng/ lượng), chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã lên 15 triệu đồng/ lượng.
8/3/2022: Lập kỷ lục trên ngưỡng 74 triệu đồng
Trong lúc giá vàng thế giới giằng co quanh mốc 1.900 USD/oz, giá vàng miếng trong nước sáng nay (8/3) tiếp tục bứt phá mạnh mẽ và lập kỷ lục mọi thời đại mới trên ngưỡng 74 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá vàng miếng với thế giới lên gần 20 triệu đồng/lượng.
Ghi nhận lúc gần 10h trưa trong ngày, Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 72,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 74,4 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 1,2 triệu đồng/lượng ở cả hai đầu giá.
Kể từ sau thời điểm ngày 10/7/2012 khi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành và Thông tư 16 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành nghị định này có hiệu lực, vàng miếng SJC chính thức được lựa chọn trở thành thương hiệu vàng quốc gia và bắt đầu có mức tăng đột biến bất thường về giá so với các thương hiệu khác cũng như chênh lệch cao kỷ lục với giá vàng thế giới.
Bước sang đầu tháng 11/2021, giá vàng miếng trong nước một lần nữa lập kỷ lục mới khi có thời điểm tạo khoảng chênh lệch tới 9 triệu đồng mỗi lượng so với giá vàng thế giới.
Nhiều ý kiến cho rằng, sự thiếu hụt cung cầu là lí do chính khiến vàng miếng SJC liên tục tăng giá và tạo chênh lệch kỷ lục với giá vàng thế giới cũng như với các thương hiệu vàng trong nước khác dù có cùng chất lượng vàng 99,99%.
Lan Anh (T/h)