Chủ nhật, 24/11/2024 06:30 (GMT+7)
Thứ tư, 16/08/2023 11:44 (GMT+7)

Vì sao sinh vật biển thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn?

Theo dõi KTMT trên

Theo nhiều nghiên cứu, cá ăn rác thải nhựa bởi khi phân hủy, nhựa thành những mảnh nhỏ có kích thước tương tự như sinh vật phù du. Ngooài ra, các mảnh nhựa trong môi trường mặn của nước biển hoặc đại dương tiết ra thứ mùi giống như những sinh vật phù du.

Theo Báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) về thực trạng rác thải nhựa đại dương, hiện rác thải nhựa đã xuất hiện ở cả những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana. Báo cáo này được tổng hợp từ hơn 2.000 công trình nghiên cứu riêng về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với các đại dương, đa đạng sinh học và sinh thái biển.

"Mỗi năm có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương" - Báo cáo nêu.

Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ đất liền, bị cuốn theo những dòng chảy từ các đô thị, do tràn cống, xả rác, chất thải từ các hoạt động công nghiệp và xây dựng...

Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ ngành đánh bắt cá, các hoạt động hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy và các yếu tố tự nhiên khác, nhựa bị phân hủy thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa. Kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải.

Vì sao sinh vật biển thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn? - Ảnh 1
Loài cá thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn.

88% các loài sinh vật biển mà tổ chức này nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng. Ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa.

Theo nhiều nghiên cứu, cá ăn rác thải nhựa bởi khi phân hủy, nhựa thành những mảnh nhỏ có kích thước tương tự như sinh vật phù du. Ngooài ra, các mảnh nhựa trong môi trường mặn của nước biển hoặc đại dương tiết ra thứ mùi giống như những sinh vật phù du khiến cá bị "đánh lừa" và ăn chúng.

Tiến sỹ Joseph Pfaller đến từ trường Đại học Florida (Mỹ) cho biết, túi nilon trôi nổi trên đại dương tựa như sứa biển, không chỉ giống về hình dạng mà còn bởi mùi hương. Theo lý giải, rác thải nhựa trong đại dương lâu ngày sẽ bị vi khuẩn và tảo tác động. Dần dần, chúng mất đi mùi hóa chất vốn có và chuyển sang mùi tự nhiên hơn.

Đây được xem là "bẫy khứu giác" khiến các động vật đại dương đặc biệt là rùa biển dễ nuốt phải. Cá voi, chim biển cũng là những loài thường xuyên ăn nhầm những mảnh vụn rác thải nhựa. Hiện trên toàn cầu ước tính hơn 100 triệu động vật biển bị giết mỗi năm vì điều này.

Tại khu vực Đông Nam Á, một số động vật biển có nguy cơ tuyệt chủng đã chết với lượng nhựa lớn trong dạ dày. Tháng 6/2018, một con cá voi được tìm thấy ở bãi biển Songkhla (Thái Lan) trong tình trạng bị chết nghẹn vì hàng chục mẩu rác nhựa nặng 8 kg trong bụng.

Vì sao sinh vật biển thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn? - Ảnh 2
Xác một con chim chứa đầy đồ nhựa trong cơ thể.

Tại Việt Nam, với hơn 3.260 km đường bờ biển (chưa kể bờ các đảo) trải dài theo hướng Bắc –Nam, trung bình cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển. Dọc bờ biển còn có 114 cửa sông, trung bình 20 km có một cửa sông và hơn 50 vịnh, đầm phá. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, song cũng luôn tiềm ẩn ô nhiễm rác thải.

Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền hàng năm ở Việt Nam. Ít nhất 10% trong số chất thải chưa được quản lý tốt này bị rò rỉ vào đường thủy.

Điều này, khiến Việt Nam trở thành một trong năm nước gây ô nhiễm nhựa đại dương hàng đầu trên thế giới. Tổ chức này đã đề xuất Việt Nam cần giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa thông qua sự kết hợp giữa các công cụ chính sách và cơ chế tài khóa.

“Ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, đã trở thành vấn đề cấp bách ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Giảm thiểu chất thải từ nhựa đã trở thành yêu cầu cấp bách ngay lúc này”.

 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Phạm Thu Hằng

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Vì sao sinh vật biển thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới