Chủ nhật, 24/11/2024 06:35 (GMT+7)
Thứ hai, 07/08/2023 20:27 (GMT+7)

Việt Nam gây bất ngờ trong lĩnh vực dược phẩm, sinh học khi lần đầu xuất khẩu vaccine ASF

Theo dõi KTMT trên

Ngày 7/8, nhiều tờ báo và trang thông tin trong đó có mạng tin Newsis, Nnews đã thông tin về việc Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu vaccine ASF-loại vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.

Thật bất ngờ trên các phương tiện truyền thông quốc tế, ngày 7/8, nhiều tờ báo và trang thông tin trong đó có mạng tin Newsis, Nnews đã thông tin về việc Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu vaccine ASF-loại vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.

Truyền thông quốc tế nhận định rằng đây là sự kiện thu hút sự chú ý của ngành công nghiệp dược phẩm và sinh học toàn cầu.

Ngay lập tức, việc vaccine ASF do Việt Nam nghiên cứu được xuất khẩu cũng đã xóa tan nghi ngờ về độ tin cậy của sản phẩm này tại thị trường trong nước.

Tại Việt Nam, dịch ASF bùng phát vào tháng 2/2019, chỉ trong vòng 7 tháng, dịch đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hậu quả là khoảng 6 triệu con lợn, tương đương 20% tổng đàn lợn trong nước buộc phải đưa đi tiêu hủy gây thiệt hại lên tới gần 1,5 tỷ USD.

Hiện Việt Nam có hai loại vaccine dịch tả lợn châu Phi là NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương NAVETCO và AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất và được cấp Giấy Chứng nhận lưu hành. Để được cho phép lưu hành vaccine tả lợn châu Phi trên toàn quốc, các doanh nghiệp sản xuất phải đảm bảo điều kiện: Hoàn thành tiêm giám sát 600.000 liều trong thời gian 3 tháng.

Theo AVAC, việc thử nghiệm được 600.000 liều giám sát là một thử thách lớn. Trung bình để tiêm giám sát phải trải qua 9 bước, mất rất nhiều thời gian, nhân lực và chi phí. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã được ủng hộ và sự tin tưởng của các hộ chăn nuôi và các cơ quan chức năng của Chính phủ nên đã hoàn thành "nhiệm vụ" này vào tháng 2/2023.

Kết quả cho thấy khoảng gần 95% số lợn được tiêm vacxin xuất hiện kháng thể; không phát hiện virus vacxin trong mẫu phân và nước bọt của lợn sau tiêm vacxin 14 ngày…

Từ kết quả này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi trên diện rộng cả nước

Việt Nam gây bất ngờ trong lĩnh vực dược phẩm, sinh học khi lần đầu xuất khẩu vaccine ASF - Ảnh 1
Với kết quả của mình, Việt Nam đã vươn lên là nước đầu tiên nghiên cứu thành công và đi trọn vẹn con đường thương mại hóa vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi (ASF).

Thị trường vaccine ASF đang là thị trường nhiều tiềm năng, tại Trung Quốc, nơi nuôi nhiều lợn nhất thế giới, thị trường AFS ước tính trị giá khoảng 1,9 tỷ USD.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Philippines đã nhập khẩu 300.000 liều vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam và đang sử dụng. Từ nay đến tháng 10, Việt Nam sẽ xuất khẩu 2 triệu liều vaccine cho Philippines và Indonesia.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Long, trong nước, các doanh nghiệp sản xuất vaccine cũng đang phối hợp với địa phương triển khai tiêm phòng cho các đàn lợn. Không chỉ hộ chăn nuôi, trang trại, doanh nghiệp cũng đã và đang sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn.

Được biết, Vaccine AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam đã được sử dụng để tiêm cho các đàn lợn và đánh giá thận trọng tại Philippines. Cơ quan có thẩm quyền của Philippines đã công bố kết quả đánh giá vaccine đạt an toàn, 100% lợn được tiêm vaccine AVAC ASF LIVE có đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể.

Hiện Việt Nam có hai loại vaccine dịch tả lợn châu Phi là NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương NAVETCO và AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất và được cấp Giấy Chứng nhận lưu hành

P.V

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam gây bất ngờ trong lĩnh vực dược phẩm, sinh học khi lần đầu xuất khẩu vaccine ASF. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới