UBND tỉnh Nghệ An vừa chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần xây dựng môi trường thương mại Hoàng Gia Quân đầu tư Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và lỏng Tân Kỳ.
Từ những cọng rau, vỏ hoa quả thừa trong sinh hoạt hàng ngày, bà Trịnh Thị Hồng sử dụng công nghệ mới, sản xuất ra chế phẩm nước rửa bát, thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng, tạo việc làm và cơ hội thoát nghèo cho hàng trăm phụ nữ Đà Nẵng.
Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, mỗi thứ Bảy, Chủ nhật cuối cùng của tháng, Câu lạc bộ Green Life đã tổ chức hoạt động đổi giấy lấy cây. Ngày 15/11, Chương trình đã diễn ra tại Đại học Dược Hà Nội.
Theo Luật Bảo vệ môi trường mới được thông qua, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán phù hợp với quy định của pháp luật về giá; dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải.
Sau 15 lần cực chẳng đã, người dân sinh sống gần Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn ở xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội phải chặn hàng trăm xe rác đổ về từ nội thành vì chậm trễ giải quyết đền bù, nhưng bức xúc hơn cả là mùi hôi thối bủa vây.
Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà, để giải quyết vấn đề rác thải gây ô nhiễm thì bên cạnh việc thay đổi cách xử lý rác cần sớm thúc đẩy, khuyến khích tái chế, tái sử dụng rác.
Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai sử dụng đại trà bộ thiết bị thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch bằng công nghệ mới, sau hơn một tháng thử nghiệm tại nhiều tuyến kênh, rạch.
Trước thực trạng ô nhiễm rác nhựa đe dọa toàn cầu, nhựa sinh học được xem như là một giải pháp cứu nguy. Nhưng một nghiên cứu mới đây lại cho thấy nhựa sinh học không thật sự tốt như chúng ta nghĩ.
Nếu Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết từ nay cho đến năm 2025, sáu tỉnh khu vực Bắc Trung bộ cam kết giảm 10,3 triệu tấn CO2 thì Quỹ FCPF sẽ chi trả cho Việt Nam 51,5 triệu USD.
Ô nhiễm nguồn nước ngầm do nước rỉ rác; ô nhiễm không khí do khói và mùi hôi thối; nguy cơ dịch bệnh do ruồi nhặng... là những gì đang diễn ra tại bãi rác thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy, Hòa Bình).
Sau khi đưa vào hoạt động, Nhà máy điện rác Hậu Giang sẽ xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Xả rác hôm nay, gánh nặng ngày mai; một thế giới trong sạch, vạn tâm hồn trong xanh..." là 2 trong số 10 khẩu hiệu nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay làm cho thế giới sạch hơn năm 2020.
Nhiều năm qua, bãi rác TP.Sầm Sơn luôn được đánh giá là một trong những khu vực ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Người dân kêu cứu, chính quyền địa phương thì liên tục kiến nghị. Thế nhưng, điều mà dư luận quan tâm nhất là giải pháp xử lý triệt để nguồn ô nhiễm lại đang là một vấn đề nan giải, chưa có hồi kết.
Chậm ban hành cơ chế chính sách sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường còn lỏng lẻo; công tác xử lý rác thải bất cập; chưa đảm bảo tiến độ xây dựng các dự án xử lý rác thải... Đó là những hạn chế được Kiểm toán nhà nước chỉ ra qua việc kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường và đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải trên địa bàn TP.Hà Nội.
Rác sẽ đổ về đâu khi các bãi chứa rác đều đã, đang quá tải? Trong khi đó, các nhà máy xử lý rác vẫn đang còn nằm trên giấy hoặc chậm triển khai. Thực trạng này đang đẩy Hà Nội tới nguy cơ ô nhiễm môi trường thêm nghiêm trọng.
Trước tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, ngành môi trường TP.Đà Nẵng đã kích hoạt các biện pháp thu gom, xử lý triệt để và đúng quy định các loại rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, ngăn chặn và đẩy lù