Chủ nhật, 24/11/2024 08:41 (GMT+7)
Thứ hai, 14/02/2022 15:00 (GMT+7)

5 dự án cao tốc dài gần 1.000 km Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị trình Quốc hội

Theo dõi KTMT trên

Báo cáo về tình hình chuẩn bị đầu tư các dự án cao tốc khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục để kịp trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án quan trọng quốc gia tại kỳ họp tới.

Mới đây, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã có chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để phát triển đường cao tốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Theo đó, Quốc hội đã có nghị quyết dành nguồn lực lớn cho phát triển hạ tầng giao thông trong Chương trình phục hồi kinh tế xã hội.

Về tình hình chuẩn bị đầu tư các dự án cao tốc khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục để kịp trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án quan trọng quốc gia tại kỳ họp tới.

Các mốc tiến độ chủ yếu cần đáp ứng gồm: Hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 13/2; Hoàn thiện thủ tục để Thủ tướng có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước trước ngày 16/2; Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định, có kết quả thẩm định trước ngày 4/3. Hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội chủ trương đầu tư trước ngày 20/3.

Cụ thể, các dự án cao tốc gồm: Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến dài 53,7 km, tổng vốn hơn 17.800 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thiện lại hồ sơ theo phương thức đầu tư công, trình Thủ tướng Chính phủ ngày 11/2/2022.

5 dự án cao tốc dài gần 1.000 km Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị trình Quốc hội - Ảnh 1
Toàn cảnh công trường cuối tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.

Ở cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188 km, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 45.000 tỷ đồng. Bộ GTVT đã hoàn thiện lại hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo phương thức đầu tư công và đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ ngày 11/2/2021.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km, dự kiến tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng, kết nối Tây Nguyên với miền Trung, hệ thông cảng biển nước sâu, đáp ứng nhu cầu vận tải, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian, chi phí vận tải và bảo đảm an toàn giao thông, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên, Nam Trung Bộ nói chung.

Cao tốc An Hữu - Cao Lãnh, hiện đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đang rà soát hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ muộn nhất trước 16/2/2022; Bảo đảm tiến độ Thủ tướng Chính phủ có quyết định chủ trương đầu tư dự án trước ngày 31/3/2022.

Nhóm cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu dài 85 km, cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang dài 118 km, cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng dài hơn 86 km do các địa phương chủ trì.

Việc phát triển đường cao tốc sẽ tạo ra động lực mới phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương mà các tuyến cao tốc đi qua. Nếu đường cao tốc được làm sớm thì sẽ giảm chi phí lớn.

Theo báo cáo của Bộ GTVT tổng hợp chung cho thấy, từ nay đến 2025 phải hoàn thành đầu tư xây dựng thêm 2.000 km đường cao tốc. Do đó, Kkhối lượng công việc lớn, phải triển khai trong thời gian ngắn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phối hợp quyết liệt, để "chạy đua với thời gian", khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết 5 dự án cao tốc dài gần 1.000 km Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị trình Quốc hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới