Theo yêu cầu của UBND TP. Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện nếu để xảy ra tình trạng sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn. Đây là một trong những biện pháp của Hà Nội nhằm xóa bỏ hoàn toàn "những lò sinh độc tố".
TP.Hà Nội hoàn toàn đúng khi quyết tâm “khai tử” bếp than tổ ong, như một trong các nỗ lực cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe người dân.
Theo Chỉ thị 15/CT-UBND của UBND TP.Hà Nội, từ đầu năm 2021, trên địa bàn thành phố sẽ xoá bỏ hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều nơi vẫn sử dụng loại bếp gây ô nhiễm môi trường này.
Tọa đàm là dịp để các nhà khoa học cùng thảo luận về nghiên cứu xoay quanh việc cải thiện chất lượng không khí ở Hà Nội, các cách tiếp cận khoa học, và kinh nghiệm cải thiện chất lượng không khí...
“Xóa sổ” bếp than tổ ong là một trong những mục tiêu trọng điểm của Hà Nội trong năm 2020. Thế nhưng, để về đúng đích cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền và người dân.
Đốt rơm rạ, dùng bếp than tổ ong là thói quen của người dân Hà Nội. Dù tiện dụng song đây lại là một trong 12 nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm không khí tại Thủ đô. Hà Nội đang quyết tâm loại trừ mối nguy này.
Hơn 72% bếp than tổ ong trên địa bàn TP.Hà Nội đã được loại bỏ. Để con số này là 100%, TP.Hà Nội đang áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, chú trọng đến công tác tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng bếp thân thiện với môi trường, trước khi áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính sau ngày 31/12/2020.
Khi đốt than tổ ong sẽ phát sinh ra bụi (bụi mịn PM2.5) và khí/hơi thải khác (CO2, CO, SO2, PAHs…). Những độc tố này không làm người sử dụng phát bệnh ngay lập tức mà sau thời gian dài mới phát bệnh.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thực hiện Chỉ thị 15 về loại bỏ bếp than tổ ong trên địa bàn Thành phố, đến nay Hà Nội đã giảm chỉ còn hơn 15.000 bếp.
Một trong những nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm môi trường ở Hà Nội là từ việc đốt than tổ ong trong sinh hoạt hằng ngày của một bộ phận nhân dân và hộ kinh doanh dịch vụ.
Sau cuộc họp khẩn tìm các giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng không khí diễn ra vào chiều 19/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thông cáo đề cập đến 10 giải pháp cấp bách trước mắt và lâu dài.
Khảo sát tại 600 hộ dân thuộc 3 quận, huyện tại Hà Nội cho thấy cơ cấu sử dụng bếp than tổ ong gồm sinh hoạt hộ gia đình (53%), kinh doanh hàng ăn (31%), quán nước (10%), nấu thức ăn gia súc (6%).
Tình trạng bếp than tổ ong đỏ lửa đã quen thuộc trên nhiều tuyến phố thủ đô, từ những phố lớn đến các ngõ ngách nhỏ hẹp. Đó chính là những “sát thủ thầm lặng” gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe con người.
Từ 2016 đến nay, Hà Nội đã triển khai tuyên truyền, nghiên cứu, đánh giá tác động của bếp than tổ ong đối với sức khỏe và môi trường nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của bếp than tổ ong.
1870 nghìn tấn là khối lượng khí CO2 mà bầu không khí tại Thủ đô Hà Nội phải gánh chịu mỗi ngày, chỉ tính riêng từ việc sử dụng bếp than tổ ong. Đây là thông tin được Chi cục Môi trường Hà Nội đưa ra tại buổi họp báo Quý III UBND TP Hà Nội.