Chủ nhật, 24/11/2024 07:50 (GMT+7)
    Thứ ba, 24/05/2022 17:00 (GMT+7)

    Bình Dương: Vì sao nhu cầu nhà ở dành cho chuyên gia tại Tân Uyên tăng mạnh?

    Theo dõi KTMT trên

    Hiện nay, thị trường bất động sản Tân Uyên đứng trước sức ép lớn về nguồn cầu nhà ở dành cho giới chuyên gia tại địa phương, đặc biệt sau thông tin khởi công khu công nghiệp VSIP III quy mô 1,000 ha.

    Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Dương, thị xã Tân Uyên có vị trí trung tâm nối liền TP. Thủ Dầu Một, TP. Thuận An, TP. Dĩ An, thị xã Bến Cát và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo. Toàn thị xã có diện tích hơn 191,75 km2, dân số trên 421.694 người.

    Bình Dương: Vì sao nhu cầu nhà ở dành cho chuyên gia tại Tân Uyên tăng mạnh? - Ảnh 1
    Lĩnh vực công nghiệp phát triển, thu hút vốn FDI tăng trưởng tốt làm nên sức hấp dẫn cho bất động sản Tân Uyên. (Ảnh: Internet)

    Sức ép lớn về nguồn cầu nhà ở

    Nói về nguyên nhân của "cú hích" thăng hạng này chính là vai trò "thủ phủ" công nghiệp hàng đầu Việt Nam của thị xã Tân Uyên, với sự xuất hiện của các cụm, khu công nghiệp (KCN) quy mô lớn. Trong đó hạt nhân phải kể đến các KCN VSIP.

    Cụ thể, hiện Tân Uyên sở hữu 2 KCN lớn nhất, gồm KCN VSIP II quy mô 2,045 ha được vận hành năm 2006 và KCN VSIP III khởi công trong tháng 3/2022 với quy mô khoảng 1,000 ha, tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến hơn 6.400 tỷ đồng. Hiện có khoảng 31 tập đoàn, công ty trong và ngoài nước đã quan tâm tìm hiểu khả năng phát triển sản xuất tại VSIP III, tương đương 176 ha đất công nghiệp và 1,8 tỷ USD vốn đầu tư dự kiến.

    Trong đó, nổi bật là dự án quy mô 1 tỷ USD của tập đoàn đồ chơi LEGO hay nhà máy chế tác trang sức trị giá 100 triệu USD của thương hiệu thời trang Pandora. Cùng với đó, hàng loạt các KCN lớn cũng đã và đang hoạt động tại Tân Uyên như KCN Nam Tân Uyên (333 ha), KCN Tân Lập (400 ha), KCN Uyên Hưng (120 ha), KCN Phú Chánh (128 ha)…

    Tốc độ phát triển công nghiệp và đòn bẩy VSIP III, theo các chuyên gia cho, điều này đã đưa Tân Uyên đứng trước sức ép lớn về nguồn cầu nhà ở cho hàng triệu lao động, chuyên gia, kỹ sư. Kéo theo đó là sự bùng nổ các dịch vụ tiện ích từ bình dân đến cao cấp như trung tâm thương mại, hệ thống y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe - vui chơi - giải trí, khu dân cư đô thị, cho tới các văn phòng làm việc, hội nghị, triển lãm…

    Đồng thời, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hình thành một tầng lớp người tiêu dùng mới có thu nhập cao hơn. Hiện mức thu nhập bình quân trên đầu người tại Tân Uyên đang cao gấp 1,56 lần so với trung bình cả nước.

    Với sự có mặt của VSIP III không chỉ tạo ra sự đột phá của Tân Uyên mà còn là động lực tăng trưởng cho thị trường bất động sản (BĐS). Điều này được dự báo dựa trên kịch bản triển khai KCN VSIP I năm 1996 đã khiến thị trường địa ốc Thuận An có bước phát triển vượt bậc cả về nguồn cung lẫn sức cầu cùng mức giá gần như tiệm cận với TP.HCM.

    Điều này cũng lý giải vì sao, nhiều chủ đầu tư lớn đang có xu hướng dịch chuyển về vùng Tân Uyên để đón đầu tiềm năng giá. Chưa kể, địa phương này còn là cái tên số một được kỳ vọng có bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế - xã hội sau khi chủ trương thành lập thành phố trực thuộc tỉnh được HĐND tỉnh Bình Dương thông qua.

    Theo dự kiến, đến 2025, Tân Uyên sẽ đạt tiêu chí đô thị loại II, trong đó có 10 khu vực phát triển đô thị, gồm 7 khu vực đô thị mới và 3 khu cải tạo đô thị.

    Bình Dương: Vì sao nhu cầu nhà ở dành cho chuyên gia tại Tân Uyên tăng mạnh? - Ảnh 2
    Hệ thống hạ tầng của Tân Uyên đang được đầu tư hiện đại, trở thành một đầu mối giao thông lớn của khu vực phía Nam, mang đến lợi thế cho lĩnh vực BĐS. (Ảnh: thanhnien)

    Hình thành các khu dân cư, khu đô thị hiện đại nhằm phục vụ tầng lớp thu nhập cao

    Với sự bùng nổ của BĐS công nghiệp, Tân Uyên không chỉ thu hút hàng triệu chuyên gia và kỹ sư cấp cao đến sinh sống và làm việc mỗi năm mà còn là nền tảng thuận lợi để hình thành các khu dân cư, khu đô thị hiện đại liền kề nhằm phục vụ tầng lớp thu nhập cao.

    Mặt khác, so với Thuận An hay Dĩ An, ngưỡng giá BĐS Tân Uyên còn "mềm" nên cơ hội đầu tư cũng như an cư luôn dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, thường những nhà đầu tư nhạy bén sẽ đón đầu thông tin quy hoạch, hạ tầng từ thời điểm ban đầu, để khi hình thành rõ nét biên lợi nhuận sẽ đạt được cao hơn.

    Đáng nói, tại Tân Uyên hiện có dự án The Standard (Tân Phước Khánh 10) được xây dựng để phục vụ giới chuyên gia, kỹ sư cấp cao. Đại diện chủ đầu tư An Gia cho biết, nhờ lối phát triển sản phẩm mới mẻ mang tính tiên phong tại Bình Dương, 374 căn nhà phố biệt lập tại The Standard ghi nhận sức mua tốt kể cả trong thời gian thị trường BĐS chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Dự án góp phần nâng cao tiêu chuẩn sống tại "thủ phủ công nghiệp" phía Nam, tạo không gian sống như kỳ vọng của giới chuyên gia, cư dân thành đạt.

    Đại diện An Gia cho biết: "Mặt khác, trong bối cảnh thị trường Bình Dương có nguy cơ bội thực nguồn cung căn hộ, dòng sản phẩm nhà phố biệt lập mang đến một cơ hội sinh lời từ sự khác biệt. Nhiều người mua tìm kiếm lợi nhuận bền vững từ cho thuê, hướng đến nhóm chuyên gia trong và ngoài nước đòi hỏi cao về chất lượng sống. Đây cũng được xem như tài sản tích lũy về lâu dài cho thế hệ tương lai".

    Diễn biến giá đất

    Tìm hiểu thông tin trước đó cho thấy, Tân Uyên có vị trí trung tâm nối liền các đô thị phát triển mạnh như Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Phú Giáo. Đây là lợi thế giúp thị trường BĐS Tân Uyên phát triển nhanh, bên cạnh việc gắn liền với hoạt động của các khu công nghiệp lớn, nhu cầu nhà ở rất cao.

    Đồng thời, Bình Dương đã thống nhất chủ trương xây dựng Đề án thành lập thành phố Tân Uyên là cơ sở để thị xã Tân Uyên đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đô thị và hiệu quả quản lý. Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025 Tân Uyên mời gọi nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dự án thương mại - dịch vụ, khu dân cư và hình thành các khu vực phát triển đô thị để đạt chuẩn đô thị loại 2 trước năm 2025.

    Cùng với đó, thị trường BĐS Tân Uyên đang sôi động, hiện ở mức 17-20 triệu đồng/m2 đối với một số dự án ở khu vực trung tâm đô thị hoặc liền kề khu công nghiệp như Nam Tân Uyên, Uyên Hưng... Giới đầu tư dự báo, nếu lên thành phố, mặt bằng giá BĐS Tân Uyên có thể sẽ tiệm cận Thuận An và Dĩ An, nhờ vị trí liền kề.

    Không chỉ các nhà đầu tư BĐS mà nhiều người lao động vẫn quan tâm thị trường BĐS Tân Uyên. Nguyên nhân không chỉ để "đón sóng" tăng giá mà còn bởi nhu cầu nhà ở để ổn định nơi sinh sống, đồng thời e ngại càng để lâu giá BĐS càng tăng.

    Theo khảo sát cho thấy, nhu cầu của một số khách hàng tại Tân Uyên là nhà xây sẵn hoặc mua đất rồi tự xây nhà. Bởi đây vừa là thói quen truyền thống của người dân thích sở hữu nhà gắn liền với đất và loại hình BĐS này hứa hẹn tăng giá theo thời gian.

    Thị trường BĐS Tân Uyên còn hưởng lợi trực tiếp từ một loạt dự án hạ tầng lớn giúp thu hút dòng vốn đầu tư. Có thể kể đến như đại lộ Nam Tân Uyên, đại lộ Uyên Hưng - Thủ Dầu Một, đường tạo lực Tân Uyên - Phú Giáo, Vành đai 4, ĐT743, ĐT747B, ĐT746… Các dự án này không chỉ nâng tầm phát triển cho Tân Uyên mà còn là đòn bẩy làm tăng giá BĐS của cả khu vực.

    Bùi Hằng

    Bạn đang đọc bài viết Bình Dương: Vì sao nhu cầu nhà ở dành cho chuyên gia tại Tân Uyên tăng mạnh?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

    Tin mới