Ngày 25/3, theo nền tảng ứng dụng PAM Air (do Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp công nghệ D&L quản lý) cho thấy, nhiều điểm quan trắc ở khu vực miền Bắc có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức xấu và rất xấu, có hại cho sức khỏe.
Theo Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới IQAir, Bangladesh và Pakistan có chất lượng không khí kém nhất ở châu Á năm 2020 dựa trên nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí.
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trong thời gian ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm không khí, bụi mịn PM2.5 cao nhất trong năm (từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau).
Theo kết quả đo chỉ số chất lượng không khí (AQI), nhiều điểm quan trắc ở Đông Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và Thanh Hóa có chỉ số chất lượng không khí ở mức đỏ và cam, tác động xấu đến sức khỏe con người.
Tổng cục Môi trường cho biết, trong tháng 12/2020 chất lượng không khí tại Hà Nội nhiều ngày ở mức "kém", đặc biệt, những ngày cuối tháng 12 và đầu tháng 1/2021, chỉ số AQI đã chạm mức "xấu".
TP.Hà Nội yêu cầu các sở, ban ngành xây dựng kịch bản chi tiết ứng phó, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, không khí, khuyến cáo người dân trong các ngày chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức rất xấu, nguy hại.
Là một trong hai đô thị chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ô nhiễm không khí, TP.HCM đang phải đối mặt với các thách thức về chất lượng sống ở đô thị, nhất là quá trình xả thải từ các phương tiện cơ giới, nhà máy, cơ sở sản xuất...
Nhiều năm qua, việc đốt rơm rạ sau thu hoạch đã trở thành thói quen lâu đời của người dân. Để hạn chế tình trạng này, Hà Nội triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhưng dường như vẫn chưa thể mang lại hiệu quả.
Sau nhiều ngày chất lượng không khí ở mức tốt, sáng nay (29/9), chất lượng không khí Hà Nội lại xấu đi với nhiều điểm đo lên ngưỡng đỏ, có hại cho sức khỏe tất cả mọi người.
Theo quy luật hàng năm, đặc biệt là tại khu vực miền Bắc, bắt đầu từ tháng 9, các thông số ô nhiễm trong không khí đặc biệt là bụi mịn PM2.5 sẽ có xu hướng tăng lên. Các đợt ô nhiễm không khí nặng cũng có thể diễn ra.
Sáng hôm nay (4/9), “sắc xanh” đã trở lại ở nhiều khu vực trong nội thành thành phố Hà Nội sau một ngày chìm trong ô nhiễm không khí. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động từ 27 - 100, riêng có khu vực Hàng Đậu chỉ số AQI ở mức kém là 109.
Ô nhiễm môi trường không khí, nhất là tại các đô thị lớn ở nước ta vẫn tiếp tục gia tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng. Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như hiện nay.
Tổ chức phi chính phủ OpenAQ vừa công bố báo cáo “Dữ liệu chất lượng không khí mở: Thực trạng toàn cầu”. Trên cơ sở đánh giá tại 212 quốc gia trên thế giới, báo cáo cho biết, có đến 109 chính phủ (51%) không đưa ra dữ liệu chất lượng không khí của bất kỳ chất gây ô nhiễm chính nào.
Mặc dù nồng độ NO2 giảm trong thời kỳ bùng phát dịch Covid-19, nhưng bụi mịn PM2.5 tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tăng khi khí thải từ điện than và công nghiệp tăng lên.
Theo kết quả quan trắc, ngày 21/4, chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội ở mức kém; giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM2.5 cao nhất, vượt quá giới hạn cho phép tại nhiều trạm.
Theo Tổng cục Môi trường, trong thời gian từ ngày 13-19/4, chất lượng không khí giữa các đô thị có sự khác biệt, trong đó Thủ đô Hà Nội vẫn là đô thị có mức độ ô nhiễm PM2.5 cao nhất.
Ngày 27/3, chỉ có 4 điểm quan trắc ở Hà Nội có chỉ số chất lượng lượng không khí AQI có màu cam (102-113), tức là chỉ những người nhạy cảm gặp phải vấn đề về sức khỏe.