Hoạt động khai thác cát sỏi trái phép quá mức phát triển với quy mô lớn vẫn đang diễn ra, gây tổn hại đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tiêu tốn tài nguyên, gây sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy tự nhiên, đe dọa các công trình.
Cảnh sát đường thủy, Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Công an các địa phương bắt giữ 14 tàu hút cùng 55 thuyền viên có hành vi khai thác cát trên sông Hồng.
Trước tình trạng khai thác cát trái phép nở rộ trên địa bàn, lãnh đạo UBND huyện Cát Tiên đã chỉ đạo lực lượng chuyên môn lắp camera giám sát các bãi tập kết cát trên địa bàn.
Hoạt động khai thác khoáng sản nếu không được cấp phép sẽ để lại hậu quả nặng nề về môi trường. Vậy làm thế nào để hạn chế tiến tới chấm dứt nạn “khoáng tặc” hiện nay?
Đã có các quy định về hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông nhưng nhiều đối tượng vẫn cố tình khai thác bên ngoài phạm vi mỏ, khai thác ngoài giờ, khai thác lậu..., không những khiến môi trường bị ảnh hưởng mà còn làm thất thoát tài nguyên thiên nhiên.
Trên địa bàn huyện Sơn Dương, Tuyên Quang đang có tình trạng các tàu ngang nhiên khai thác cát, sỏi trên lòng sông Lô ngoài giờ, ngoài khu vực được cấp phép, khai thác gần bờ gây sạt lở, ô nhiễm môi trường.
Ông Hà Kiều Tài, Chủ tịch UBND xã Bình Phú khẳng định các công ty đã dừng hoạt động khai thác cát từ đầu tháng 5 nhưng trên thực tế, hàng chục tàu cuốc vẫn rầm rộ "ăn cát" ngay chân bãi bồi ven sông Lô.
Hơn chục năm qua, sông Lô đoạn chạy qua địa phận tỉnh Phú Thọ luôn trong tình trạng “bất ổn” bởi nạn khai thác cát. Đê nứt, hàng trăm ha đất bãi bị sạt lở, ô nhiễm môi trường, nhiều công trình bị dòng nước cuốn trôi..., đó là những hệ lụy nhãn tiền.
Khảo sát thực tế sông Đồng Nai đoạn qua thôn 5, xã Thống Nhất cho thấy, dưới lòng sông, đoạn gần cầu Vĩnh Ninh đang xây dựng, 2 bên bờ của Bình Phước và Lâm Đồng đều có tàu hút cát đậu.
Tỉnh Phú Thọ vừa có Công văn số 5826/UBND-KTN, về việc cho phép các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động khai thác cát, sỏi trên tuyến sông Lô, sông Chảy thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ theo giấy phép đã được cấp.
Tình trạng khai thác cát trái phép luôn là vấn đề nổi cộm về an ninh trật tự ở nhiều địa phương trên cả nước. Trên các tuyến sông chảy qua một số quận, huyện thuộc TP.Hà Nội vẫn có nhiều đối tượng tổ chức hút trộm cát gây mất an ninh trật tự.
Nạn hút cát, sỏi trái phép trên các sông của TP.Hà Nội làm thất thoát tài nguyên khoáng sản, ảnh hưởng môi trường và an toàn của đê điều,... Vấn đề này một lần nữa 'làm nóng' nghị trường Kỳ họp thứ 18 HĐND TP.Hà Nội khóa XV ngày 8/12.
Hai doanh nghiệp ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) khai thác cát gây ô nhiễm môi trường, sạt lở bờ sông khiến hàng nghìn mét vuông đất hoa màu trôi sông. Cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng sau đó họ vẫn khai thác như "chưa có cuộc kiểm tra".
Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở xã Tân Long hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường sống, sạt lở đất nông nghiệp khiến người dân bức xúc.
Sau nhiều đợt ra quân trấn áp mạnh, nạn “cát tặc” hoành hành ở một số tỉnh thành Đông Nam Bộ gần như “tê liệt”. Nhưng giờ đây, việc khắc phục môi trường, thiệt hại tài sản của người dân… là bài toán nan giải cho chính quyền sở tại.
Sông Bồ đoạn qua thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) nhiều năm qua đang sạt lở trầm trọng, một phần lớn là do vấn nạn “cát tặc” diễn ra liên tục khiến người dân địa phương bức xúc và sống trong lo âu...
Nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng, tăng nguồn thu cho ngân sách, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2020.