Chủ nhật, 24/11/2024 08:01 (GMT+7)
Thứ bảy, 05/11/2022 06:52 (GMT+7)

Cháy rừng bất thường ở Bắc Cực có thể giải phóng lượng lớn carbon

Theo dõi KTMT trên

Hiện tượng nóng lên toàn cầu là nguyên nhân gây ra các đám cháy rừng ngày càng lan rộng ở vùng lãnh thổ Siberia của Nga. Trong những thập niên tới, các đám cháy này có thể giải phóng lượng lớn carbon bị mắc kẹt trong đất.

Đây là cảnh báo đưa ra trong nghiên cứu khoa học công bố ngày 3/11 trên tạp chí Science.

Rừng thông chìm trong biển lửa. Những vùng đất than bùn biến thành mồi ngon cho "giặc lửa". Cảnh tượng gợi nhớ đến thảm họa cháy rừng Australia năm nào đang xảy ra ở nơi ít ai ngờ - ngôi làng Verkhoyansk thuộc tỉnh Siberia của nước Nga, vùng đất nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực, vốn nổi tiếng vì mùa Đông khắc nghiệt với nhiệt độ xuống tới âm 50 độ C.

Tổ chức Khí tượng Thế giới đang xác minh báo cáo nhiệt độ tại ngôi làng này đã lên  mức kỷ lục 38 độ C vào ngày 20/6 vừa qua. Dù thông tin này có được xác nhận hay không, các chuyên gia của cơ quan này đã bày tỏ lo ngại về hình ảnh vệ tinh cho thấy phần lớn lãnh thổ Nga ở cực Bắc đang nằm trong vùng báo động đỏ. 

Nền nhiệt cao làm bùng phát các vụ cháy rừng bất thường ở khắp những khu rừng hẻo lánh và vùng đồng bằng lạnh lẽo. Lửa sau đó đã lan rộng ra vùng đất than bùn vốn ngập nước ở điều kiện bình thường. 

Đáng lưu ý là dù chỉ chiếm 3% diện tích bề mặt đất liền trên Trái Đất, lượng carbon tập trung ở "bể than cổ đại" này nhiều gấp đôi tổng lượng nhiên liệu hóa thạch của các cánh rừng trên thế giới.

Cháy rừng bất thường ở Bắc Cực có thể giải phóng lượng lớn carbon - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Các nhà khoa học lo ngại đám cháy là dấu hiệu báo trước tình hình thời tiết tại đây trở nên hanh khô hơn, dẫn đến các vụ cháy rừng xảy ra với tần suất thường xuyên hơn, đốt cháy than bùn và cây cối, qua đó giải phóng lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính - yếu tố làm Trái Đất ấm lên. 

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích những hình ảnh vệ tinh để xác định diện tích rừng bị cháy mỗi năm ở Siberia, khu vực có diện tích gấp 5,5 lần diện tích nước Pháp, trong giai đoạn từ năm 1982 đến năm 2020. Các nhà khoa học kết luận vào năm 2020, cháy rừng đã thiêu rụi hơn 2,5 triệu ha và tạo ra lượng khí thải tương đương lượng khí thải của Tây Ban Nha tạo ra trong một năm.

Năm 2020, nhiệt độ trung bình vào mùa hè ở Siberia cao gấp 3 lần so với năm 1980, trong đó nhiệt độ ghi nhận ở thành phố Verkhoyansk có lúc đạt 38 độ C - mức cao chưa từng thấy đối với Bắc Cực. Cũng trong giai đoạn nghiên cứu, có 4 lần nhiệt độ trung bình vào mùa hè (từ tháng 6 - 8) tăng cao hơn 10 độ C, cụ thể vào các năm 2001, 2018, 2019 và 2020. Đây cũng là những năm bùng phát cháy rừng nhiều nhất. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng mức tăng nhiệt độ đến 10 độ C so với trung bình sẽ lặp lại ngày càng thường xuyên hơn.

Đất đóng băng ở Bắc Cực lưu trữ một lượng lớn carbon hữu cơ, phần lớn ở các vùng đất than bùn. Khí hậu ấm lên làm tan băng và làm khô đất than bùn, khiến cháy rừng ở Bắc Cực dễ bùng phát hơn, từ đó giải phóng nhiều carbon bị mắc kẹt trong hàng thế kỷ hơn. Ông Gaveau cho biết điều này có nghĩa các bể chứa carbon có thể trở thành các nguồn phát thải carbon và đây thực sự là vấn đề gây quan ngại.

Hải Anh

Bạn đang đọc bài viết Cháy rừng bất thường ở Bắc Cực có thể giải phóng lượng lớn carbon. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới