Chủ nhật, 24/11/2024 08:31 (GMT+7)
Thứ năm, 07/12/2023 16:50 (GMT+7)

Điểm mặt những ông lớn đầu tư phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Trong các năm gần đây nhiều nhà đầu tư nhà nước, cũng như tư nhân trong và ngoài nước đã xúc tiến xây dựng nhiều dự án, đưa tỷ lệ các nguồn điện năng lượng tái tạo tăng.

Việt Nam có tiềm năng lớn về NLTT (NLTT). Ngoài các nhà máy thủy điện lớn và vừa đã được phát triển nhiều năm, hiện đã có tổng công suất phát điện trên 19.000 MW, và có trên 3.300 MW công suất từ các nhà máy thủy điện nhỏ. Tuy nhiên, đến nay tiềm năng thủy điện còn lại không nhiều, (khoảng dưới 1.000 MW các thủy điện vừa và trên 3.000 thủy điện nhỏ - dưới 30 MW). Nhưng tiềm năng điện mặt trời và điện gió từ nhiều nguồn khảo sát, đánh giá là rất lớn. Ước tính tiềm năng kỹ thuật của điện mặt trời khoảng trên 330 ngàn MWp và điện gió từ 27 - 140 ngàn MW.

Với chủ trương thúc đẩy phát triển NLTT, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích các loại hình nguồn điện NLTT qua các cơ chế “chi phí tránh được”, cơ chế Feed-in-tariff, net mettering… cho các nguồn thủy điện, điện sinh khối, điện gió, điện mặt trời. Nhờ đó, trong các năm gần đây nhiều nhà đầu tư nhà nước, cũng như tư nhân trong và ngoài nước đã xúc tiến xây dựng nhiều dự án, đưa tỷ lệ các nguồn điện NLTT được tăng lên nhanh chóng. Cũng Tạp chí Kinh tế Môi trường điểm lại một số ông lớn trong ngành năng lượng sạch. 

CTCP Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu (Tân Hoàn Cầu) 

Với mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong lĩnh vực NLTT tại Việt Nam, hệ sinh thái của doanh nhân Mai Văn Huế hay Công ty CP Tổng công ty Tân Hoàn Cầu còn có nhiều thành viên khác như Công ty CP Tân Hoàn Cầu Bến Tre, Công ty CP Đầu tư Thanh Hoa, Công ty CP Điện gió Hướng Hiệp 1 và Công ty CP Nước sạch THC. Trong đó, Đầu tư Thanh Hoa là Chủ đầu tư Dự án Nhà máy Thủy điện Khe Giông, công suất 4,5 MW (bản Tà Rùng, xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Điểm mặt những ông lớn đầu tư phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam - Ảnh 1

Tham vọng ở lĩnh vực năng lượng của Tân Hoàn Cầu Group không chỉ được thể hiện qua số lượng áp đảo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, mà còn được cụ thể hóa qua loạt dự án điện gió và thủy điện tại các tỉnh miền Trung.

Ở lĩnh vực điện gió, tập đoàn đang đầu tư 3 cụm dự án thủy điện, bao gồm: (1) Cụm dự án điện gió Hướng Linh (Quảng Trị, công suất 150 MW); (2) Cụm dự án điện gió Hướng Hiệp (Quảng Trị, công suất 90MW) và (3) Cụm dự án điện gió Bãi Dinh (180 MW).

Ở lĩnh vực thủy điện, Tân Hoàng Cầu Group đầu tư loạt dự án như: Thủy điện Đakrông 3 (8,8 MW), thủy điện Khe Nghi (9 MW), thủy điện Đức Thành (42 MW), thủy điện Khe Giông (4,5 MW), thủy điện Hướng Phùng (18 MW).

Ngoài ra, tập đoàn cũng hoạt động trong mảng nhà thầu xây dựng với các dự án Nhà máy thủy điện Đăk Psi (Kon Tum); Quốc lộ 1A, khu vực phía Nam, tỉnh Hà Tĩnh; xây dựng một số dự án khu nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Resort & Villas.

Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group)

Trungnam Group bước vào lĩnh vực NLTT từ 2018 và đây là lĩnh vực được đầu tư phát triển nhất, tạo nên tiếng vang cho Trungnam Group thời gian gần đây. Chỉ trong 5 năm xây dựng, một tốc độ rất nhanh và mạnh mẽ, Tập đoàn này đã có 7 dự án điện mặt trời và điện gió đi vào hoạt động, tổng công suất thiết kế 1.492,2 MW, sản lượng hơn 4 tỷ kWh. Ngoài ra, đơn vị còn có 3 dự án thủy điện với tổng công suất 118 MW, sản lượng 435 triệu kWh.

Tính đến nay, Trungnam Group có tổng 1,63 GW điện năng đóng góp vào nguồn điện của cả nước và là doanh nghiệp tư nhân duy nhất của Việt Nam tham gia vào quá trình truyền tải điện với trạm biến áp 500kV và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.

Điểm mặt những ông lớn đầu tư phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam - Ảnh 2

Theo số liệu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620 MW, trong đó tổng công suất các nguồn điện NLTT (điện gió, điện mặt trời) là 20.670 MW. Sự hiện diện của các doanh nghiệp tư nhân là dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển các dự án NLTT của Việt Nam khi hầu hết dự án đều do tư nhân đầu tư. Công suất của Trungnam Group hiện chiếm hơn 7,2% tổng công suất các nguồn điện NLTT cả nước.

Hai dự án lớn nhất của Trungnam Group là điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam sản lượng 1,2 tỷ kWh, tổng đầu tư 12.000 tỷ đồng và dự án điện gió Ea Nam, sản lượng 1,1 tỷ kWh, tổng đầu tư 16.500 tỷ đồng. Dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam được khởi công và khánh thành ngay trong năm 2020. Đây là dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á. Đồng thời, cũng là dự án trạm biến áp, đường dây truyền tải 500 kV đầu tiên do tư nhân đầu tư, xây dựng bởi trước đây hạ tầng truyền tải điện thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước. Dự án điện gió Ea Nam cũng được cho là dự án điện gió quy mô lớn nhất nước, khánh thành vào cuối năm 2021 sau 10 tháng thi công.

Tập Đoàn Bim Group

Tập Đoàn Bim Group ghi dấu ấn của mình tại thị trường NLTT ở hai nhà máy là nhà máy Điện mặt trời BIM 2 với công suất 250MW và Nhà máy Điện mặt trời BIM 3 với công suất 40MW, vốn đầu tư 6.263 tỉ đồng, nằm trong cụm 3 nhà máy điện mặt trời có tổng công suất tối đa 405MWp mà BIM Energy đầu tư và vận hành tại tỉnh Ninh Thuận.

Nhà máy Điện Gió BIM vận hành thương mại ngày 30/9/2021, có tổng công suất 88 MW, tổng vốn đầu tư 3.757 tỉ đồng, sản lượng khai thác dự kiến khoảng 327 GWH/năm. Quá trình phát triển dự án, BIM Energy đã hoàn thành khảo sát, báo cáo và lập phương án kiểm soát tác động môi trường, đảm bảo cuộc sống người dân sở tại.

Tổ hợp kinh tế xanh này của BIM Group có diện tích 2.500ha, tổng vốn đầu tư 12.000 tỉ đồng, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững của tập đoàn.

Mỗi năm, các nhà máy NLTT của BIM Energy sản xuất hơn 1.3 tỉ số điện, đáp ứng nhu cầu của 250.000 hộ gia đình, giảm phát thải ra môi trường hơn 600 nghìn tấn khí CO2, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và xây dựng nguồn năng lượng bền vững cho tương lai.

Với tầm nhìn trở thành nhà đầu tư tiên phong về NLTT tại Việt Nam, BIM Energy đặt mục tiêu phát triển ít nhất 1.000MW năng lượng sạch tới năm 2025.

Trường Thành Group

Năm 2018, khi Trường Thành Group khởi công xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ, công suất 61,776 MWp. Khoảng 1 năm sau, cụ thể là vào quý IV/2019, dự án đã bắt đầu vận hành thương mại.

Chưa dừng lại ở đó, công ty còn thực hiện 2 dự án NLTT khác là điện mặt trời Hồ Núi Một 1 công suất 50 MWp và điện gió Phương Mai 1 công suất 30 MW (dự kiến sẽ đưa vào vận hành giai đoạn 2020-2021). Trường Thành Group cũng đưa nhà máy Thủy điện Pá Hu hòa vào lưới điện quốc gia với công suất 26 MW vào ngày 20/9/2020.

Văn Dân

Bạn đang đọc bài viết Điểm mặt những ông lớn đầu tư phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới