Sáng 3/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Triển khai trình Nghị quyết của Quốc hội về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở.
Nhà ở xã hội cách đây 5 năm được bán với giá 14-15 triệu đồng/m2. Theo tính toán của HoREA, nếu không bỏ quy định dành 20% quỹ đất bắt buộc tại các dự án nhà ở thương mại, giá bán NƠXH có thể lên đến trên dưới 40 triệu đồng/m2.
Hiện Chính phủ đang triển khai gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm lãi suất 2%/năm cho các đối tượng ưu tiên, trong đó có cho vay thực hiện dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân…
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chỉ đạo các tổ chức tín dụng khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả, có khả năng trả nợ.
Các nội dung sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân. Nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật, đề nghị sửa đổi toàn diện Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về việc thu hồi đất.
Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất nhiều quy định mới nhằm đảm bảo công khai minh bạch, giảm khiếu nại trong thu hồi đất.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị nhiều giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư, người mua nhà được tiếp cận nguồn vốn.
Để kế hoạch này có tính khả thi cao, nhiều ý kiến cho rằng nên chấp thuận theo hướng bố trí NƠXH tập trung, thay thế việc thực hiện bố trí quỹ đất 20% từ các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên.
Chính sách về nhà ở xã hội chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của công nhân lao động. Trong khi nhu cầu nhà ở của công nhân lao động vẫn rất cấp bách; cơ chế chính sách và quá trình thực thi bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.
Nếu cho phép doanh nghiệp "chuyển giao quỹ nhà ở tương đương giá trị quỹ đất 20%", Nhà nước sẽ có nhiều nhà ở xã hội hơn ở vị trí khác với mức giá vừa túi tiền cho người dân có thu nhập thấp.
Tránh rủi ro khi mua bán nhà đất, người dân cần lưu ý những gì?; Cần bổ sung thêm quy định để tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại; Nhà đầu tư bất động sản “ngán” tháng cô hồn… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.
TP.Hà Nội mới đây đưa ra đề xuất giao quyền chủ động cho địa phương trong việc sử dụng 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại để xây nhà ở xã hội được đánh giá là giải pháp khả thi.
Chủ tịch Công ty Vinhomes Phạm Thiếu Hoa cho biết, việc khởi công dự án nhà ở xã hội của công ty này dự kiến được triển khai ngay từ tháng 8 năm nay và các toà đầu tiên có thể đưa vào sử dụng từ tháng 6/2023.
TP.HCM ‘gỡ’ loạt dự án, ngóng nguồn NƠXH đổ bộ, dân nghèo rộng cửa mua nhà; Bất động sản (BĐS) hai miền Bắc – Nam; Đồng Nai đưa ra hướng xử lý đất mua bán giấy tay khu vực sân bay Long Thành… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2.
Việc tháo gỡ là cần thiết để giúp làm tăng nguồn cung nhà ở đáp ứng nhu cầu nhà ở của các tầng lớp nhân dân... Cần bổ sung trường hợp nhà đầu tư "có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở" vào khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014.