Theo Bộ Xây dựng, trên thị trường hiện nay gần như không có dự án phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) mà chủ yếu là phân khúc căn hộ trung cấp (giá từ 25-50 triệu đồng/m2).
Giá bán tại phân khúc chung cư vẫn đang có xu hướng tăng lên, đi ngược với làn sóng giảm giá của thị trường bất động sản. Bởi hiện nay, nguồn cung căn hộ ngày càng khan hiếm nhưng sức cầu tư nhu cầu thực vẫn tăng lên.
Tập quán sống của người dân ở thành thị cũng đã chuyển hướng rõ rệt, rất nhiều gia đình đã chọn chung cư là nơi để an cư. Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây, căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng 24,6% tổng số nhà ở xây dựng mới, trước đây chỉ chiếm từ 3-10%.
Nguồn cung dự án chung cư mới ở TP.HCM khan hiếm, trong khi giá bán liên tục bị đẩy lên cao. Ở thị trường thứ cấp, nhiều khách hàng chấp nhận rao bán căn hộ với giá rất thấp, thậm chí chỉ nhỉnh hơn 1/2 giá chủ đầu tư đưa ra.
Trước áp lực thanh khoản giảm, dù nguồn cung đã có sự cải thiện và tỷ lệ thanh khoản các dự án giảm chỉ còn 50%, nhưng giá bán căn hộ không có xu hướng giảm, mà còn tiếp tục tăng đặc biệt là phân khúc căn hộ.
Bất chấp thanh khoản kém, giá chung cư tại Hà Nội vẫn tăng liên tục. Nguyên nhân vẫn bắt nguồn từ việc nguồn cung thấp, khan hiếm sản phẩm phục vụ nhu cầu thực.
Nhiều quan điểm cho rằng giá bất động sản sẽ giảm, thậm chí đến 30% từ nay đến cuối năm, nhưng xét trên thực tế thị trường và các yếu tố đầu vào, diễn biến này rất khó xảy ra.
Theo báo cáo tổng quan thị trường bất động sản TP.HCM, trong quý II, mặt bằng giá căn hộ tại TP.HCM ghi nhận mức tăng 3% so với quý trước, vọt lên ngưỡng 65 triệu đồng/m2.
Theo Savills, năm 2021, một số các dự án kỳ vọng mức giá quá cao sẽ phải xét lại về tổng thể, giá bán và điều kiện thực tế của dự án để giảm áp lực cho chính dự án khi tung sản phẩm ra thị trường.