Xe máy điện đang dần phổ biến tại Việt Nam khi thuyết phục được nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Gen Y và Gen Z yêu thích bởi những đột phá về hình thức và sự thông minh như một người bạn đồng hành đáng tin cậy.
Việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone sẽ giúp Việt Nam phát triển các công cụ kinh tế quan trọng như trao đổi hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon.
Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, việc đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng loại các chất thải, phụ phẩm, phế phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến là một biện pháp tiết kiệm và bảo vệ môi trường hiệu quả.
Việc áp dụng các công nghệ thích hợp để thu hồi và tiêu hủy khí fluorocarbon của các chuyên gia JICA Nhật Bản sẽ giúp ích cho các công ty Việt Nam giảm phát thải các loại khí làm lạnh nhân tạo.
Sàn giao dịch tín chỉ Carbon đang là hướng đi mới nhằm tập hợp, thu hút dòng tài chính xanh cho đầu tư phát triển bền vững, góp phần thực hiện các cam kết giảm phát thải theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo về Khí hậu được tổ chức, Hàn Quốc - một trong những quốc gia cấp nhiều tài chính nhất cho các dự án điện than ở Việt Nam, đã tuyên bố chính thức chấm dứt đầu tư công đối với các dự án điện than ở nước ngoài.
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu trực tuyến do Mỹ tổ chức vào ngày 22-23/4 với trọng tâm thảo luận về mục tiêu giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu trong tình hình mới, thúc đẩy thế giới triển khai thực thi Hiệp định Paris một cách nghiêm túc.
Năng lượng tái tạo và khí tự nhiên sẽ là các trụ cột cho việc chuyển dịch năng lượng nhằm giảm phát thải và tăng cường an ninh năng lượng trong dài hạn.
Trong khi Bộ Môi trường Nhật Bản đề xuất mục tiêu giảm lượng khí phát thải tới 45% thì Bộ Công nghiệp Nhật Bản thận trọng hơn khi chỉ thúc đẩy mức 35% so với với mức phát thải của tài khóa 2013.
Mới đây, các nhà khoa học từ Đại học California (Mỹ) đã nghiên cứu thành công vấn đề giảm lượng khí mê-tan thải ra từ những con bò trong chăn nuôi nông nghiệp.
Giờ Trái Đất năm 2021 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Speak up for nature” - “Lên tiếng vì thiên nhiên”, nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên.
Ngày 15/3, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải và Đại sứ quán Đức tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước Châu Á” (NDC-TIA), nhằm hỗ trợ Bộ GTVT thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định Việt Nam (NDC).
Để đạt được mục tiêu hạn chế nhiệt độ nóng lên trong phạm vi 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, thế giới cần giảm phát thải thêm khoảng 45% so với các mục tiêu giảm phát thải đang đặt ra hiện nay và để đạt mục tiêu 2 độ C, cần giảm thêm 25%.
Lượng khí thải CO2 trên toàn cầu đã có xu hướng tăng trở lại trong tháng 12/2020 so với cùng kỳ năm 2019, cho thấy mức giảm phát thải mạnh do đại dịch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Trong năm 2020, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã phối hợp với các ban ngành để chủ động triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, đồng bộ trong Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện”, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng trưởng xanh và tiến tới một nền kinh tế cacbon thấp, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã ban hành nhiều quy định cụ thể về tín dụng xanh.
Nếu Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết từ nay cho đến năm 2025, sáu tỉnh khu vực Bắc Trung bộ cam kết giảm 10,3 triệu tấn CO2 thì Quỹ FCPF sẽ chi trả cho Việt Nam 51,5 triệu USD.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 4869/BTNMT-BĐKH gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn triển khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam và gửi Ban thư ký UNFCCC.