Một báo cáo năm 2019 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã cảnh báo rằng, nước biển có thể dâng cao khoảng 60-100cm nếu khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng mạnh. Chỉ trong thập kỷ vừa qua, tốc độ gia tăng của mực nước biển đã tăng gần gấp 3 lần so với thế kỷ trước.
Ngày 5/8, tại TP Brussels (Bỉ), Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) đã công bố báo cáo mới nhất về điện gió ngoài khơi trên thế giới. Theo đó, với 6,1 GW công suất mới được lắp đặt trên toàn cầu, năm 2019 là năm phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi thế giới, và dự kiến năm 2020 cũng sẽ đạt mức tăng công suất tương tự, bất chấp tác động của cuộc khủng hoảng từ dịch bệnh Covid-19.
Mục tiêu của kế hoạch là thực hiện giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đối với các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các công trình xây dựng, đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị...
Nhóm các nhà khoa học từ nhiều trường đại học quốc tế và các cơ quan khí tượng vừa công bố nghiên cứu về đợt nóng triền miên vừa qua ở Siberia, kéo dài từ tháng 1 - 6/2020 vừa qua. Nghiên cứu khẳng định, đợt nóng này gần như không thể xảy ra nếu không có tác động của biến đổi khí hậu.
Theo kịch bản tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải cho điều hòa không khí, đến năm 2030, mức tiêu thụ điện có thể giảm khoảng 6,74%, tương đương 2,27 TWh. Lượng phát thải ước tính có thể giảm đến 2,23 triệu tấn khí Các bon.
Ngày 4/7, tại Quảng Ninh, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo tham vấn về hệ thống tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đô thị. Tham dự có đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế Giới, các chuyên gia và các doanh nghiệp trong ngành chất thải rắn khu vực miền Bắc và miền Trung.
Unilever cho biết họ sẽ đầu tư 1 tỉ euro (EUR) vào quỹ đầu tư vào các dự án biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính bằng không từ tất cả các sản phẩm của mình vào năm 2039.
Chính phủ Australia cho rằng không cần tích cực cắt giảm khí thải carbon thêm nữa để hạn chế tình trạng Trái Đất ấm lên, ngay cả sau hiện tượng hạn hán kéo dài 3 năm và các vụ cháy rừng chưa từng có.
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam hướng tới đạt mục tiêu giảm thải nhà kính vào năm 2030 với mức giảm 8% dựa vào nỗ lực của chính Việt Nam và giảm 25% khi có hỗ trợ quốc tế.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 9,5 - 10,0% thời kỳ 2021 – 2030. Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội cũng đứng trước thách thức trong việc giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Quá trình đốt cháy than để sản xuất điện sẽ tạo ra các loại bụi, CO2, SOx, NOx, thủy ngân… gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.