Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng tái tạo, và thúc đẩy các giải pháp xanh sẽ là yếu tố giúp Việt Nam sớm đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050 như đã cam kết.
Các chuyên gia nhận định, thị trường tín chỉ carbon sẽ là cú hích cần thiết để thúc đẩy những thực hành tốt trong bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế xanh.
Sản xuất, thương mại carbon từ rừng là phát triển chuỗi giá trị đặc sắc, làm cho phát triển lâm nghiệp tự thân trở thành trụ đỡ cho phát triển kinh tế xanh, góp phần đảm bảo sự hài hòa và cân bằng giữa bảo tồn và phát triển.
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Khi Trái Đất nóng dần lên kéo theo các thảm kịch vô cùng lớn, với sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm.
Trang trại năng lượng mặt trời mới Mammoth Solar, dự kiến sẽ hoạt động hoàn toàn vào năm 2024 với tổng vốn đầu tư lên tới 1,5 tỉ USD. Dự án sau khi hoàn thành sẽ có thể tạo ra 1,65 GW điện.
Mặc dù vẫn nằm trong số những quốc gia nghèo nhất hành tinh, Zimbabwe đã thực sự nỗ lực khi mới đây, họ đã đưa ra cam kết giảm 40% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Theo Reuters, các nước "giàu" đang hỗ trợ tương đối ít hơn so với những cam kết đã thỏa thuận dành cho các nước đang phát triển nhằm giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu…
Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên diện rộng, nhanh chóng và ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc nắm bắt cơ hội để xanh hóa nền kinh tế toàn cầu sẽ là đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng và chống biến đổi khí hậu.
Bộ TN&MT xác định các nhóm giải pháp cần ưu tiên hàng đầu để ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới, bao gồm nâng cao năng lực dự báo, giám sát khí hậu; giảm thiểu thiệt hại thiên tai và cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Chủ tịch Hội nghị lần thứ 26 về Biến đổi Khí hậu (COP26) của Liên Hợp Quốc, ông Alok Sharma hôm 14/5 cho biết, Vương quốc Anh mong muốn thiết lập một thỏa thuận toàn cầu mới nhằm khuyến khích các quốc gia ngừng tài trợ cho các dự án than đá.
Là đơn vị mới thành lập sau khi Bộ Công Thương tái cơ cấu lại tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước thời kỳ hội nhập song Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng VN.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/4 tuyên bố Mỹ sẽ tăng gấp đôi viện trợ để giúp các nước đang phát triển ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Không có nền kinh tế lớn nào trên thế giới có chính sách định giá carbon phù hợp với mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm giới hạn nhiệt độ trên toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C.
Theo Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), chiến dịch Giờ Trái Đất 2021 sẽ được tiến hành đồng loạt trên quy mô toàn cầu vào 20h30 ngày 27/3 và được phát động theo hình thức trực tuyến.
Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng là giải pháp tốt có chi phí thấp nhất để đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc như đáp ứng nhu cầu năng lượng, chống ô nhiễm và giảm phát thải khí nhà kính.
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng con người đang lãng phí gần 1 tỉ tấn thực phẩm mỗi năm. Đây là đánh giá toàn diện nhất cho đến nay và lượng chất thải được tìm thấy cao gấp đôi so với ước tính trước đó.
Mô hình CGE nói chung và AIM/CGE nói riêng là công cụ phân tích chính sách hiệu quả, đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ứng dụng mô hình CGE mà cụ thể là AIM/CGE trong phân tích chính sách giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam là phương pháp khả thi và phù hợp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua chính sách hỗ trợ phát triển phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo.