Hà Nội đã xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố, với mục tiêu đến năm 2030, lượng phát thải khí nhà kính giảm 18,71% so với mức phát thải năm 2030 khi không có các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính.
“Hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng bền vững vẫn ở vị trí cao trong chương trình nghị sự của EU dựa trên nhu cầu cùng nhau chống lại biến đổi khí hậu và kinh nghiệm vững chắc của EU trong quá trình chuyển đổi năng lượng”, Đại sứ EU nhận định.
Hệ thống chiếu sáng công cộng là một phần tất yếu của đô thị. Việc triển khai các dự án nhằm góp phần cải thiện an toàn, cảnh quan đô thị; đồng thời làm giảm phát thải 1,32 triệu tấn CO2 và tiết kiệm 245 triệu USD chi phí trong 10 năm tới...
Hiện nay đã và đang có vài chục dự án điện gió trên các vùng biển gần bờ và xa bờ với công suất dự kiến lên tới hàng trăm GW là nguồn năng lượng xanh, giảm được phát thải khí nhà kính.
Biến đổi khí hậu là xu thế không thể đảo ngược và là thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Do đó, thích ứng với BĐKH và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” là cơ hội để phát triển bền vững, ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển của Việt Nam.
Việc hạn chế sự nóng lên ở mức khoảng 1,5 độ C đòi hỏi lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phải đạt mức đỉnh điểm muộn nhất là trước năm 2025. “Nếu chúng ta muốn hạn chế nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C thì thời điểm là bây giờ hoặc không bao giờ".
Giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống giao thông đô thị thông minh, hiện đại. Do đó, giao thông xanh là một xu hướng kết hợp giữa phát triển môi trường sinh thái và phát triển đô thị.
Trước thực trạng các vấn đề liên quan đến tác động môi trường của các nhà máy nhiệt điện, các nhà khoa học đang tìm kiếm một giải pháp sạch hơn, đó là sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Theo đánh giá của Chương trình GEMMES Việt Nam đưa ra trong báo cáo “Biến đổi khí hậu tại Việt Nam: Tác động và thích ứng", biến đổi khí hậu sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng dài hạn của Việt Nam trong những thập kỷ tới và cần được nghiên cứu cẩn trọng hơn.
Giảm khí thải nhà kính là một trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Trong bối cảnh hiện nay, phát triển công trình xanh, thân thiện môi trường là hướng đi rõ rệt nhất để phát triển bền vững.
Bộ GTVT vừa có thông báo kết luận tại cuộc họp về xây dựng kế hoạch hành động thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 và Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon, khí mê-tan trong lĩnh vực hàng hải.
Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia thực hiện các cam kết “xanh", đã có những đóng góp đi đầu cho “ngôi nhà chung”. Trong đó, Chính phủ đã ban hành những quy định mới về lĩnh vực biến đổi khí hậu.
Không chỉ là kênh huy động các nguồn lực xã hội và sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng còn góp phần bảo vệ môi trường rừng bền vững.
Việc chuyển hướng từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo là một xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Việc chuyển đổi năng lượng này sẽ làm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và bảo vệ môi trường.
Những vấn đề môi trường và tác động phá hoại của chúng đối với con người đã trở nên hết sức rõ ràng. Câu trả lời cho thách thức này sẽ là sự chuyển đổi của nền kinh tế thế giới. Doanh nghiệp nào dẫn đầu sự thay đổi sẽ giành thắng lợi.
Theo các chuyên gia, một khung pháp lý ổn định và phù hợp là cần thiết để phát triển và duy trì sự ổn định cho lưới điện, với một nguồn cung cấp năng lượng điện cạnh tranh, lượng thải carbon thấp, đảm bảo phát triển bền vững năng lượng quốc gia.
Chuyển đổi năng lượng từ một hệ thống chi phối bởi nhiên liệu hóa thạch sang một hệ thống với tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng là xu hướng toàn cầu. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, cũng như giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch.
Việc hoàn thiện phiên bản cập nhật của 2050 Calculator thời điểm này mở ra những gợi ý về các kịch bản giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam, và hướng đến giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050".
Phát triển kinh tế xanh trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế thế giới hiện đại. Tại Việt Nam, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững.