Chủ nhật, 24/11/2024 08:56 (GMT+7)
Thứ tư, 16/09/2020 17:29 (GMT+7)

Hàng trăm triệu ha rừng bị tàn phá trong 2 thập kỷ qua

Theo dõi KTMT trên

Biến đổi khí hậu dẫn đến khô hạn, nắng nóng và cháy rừng xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó, sự tàn phá của con người khiến diện tích rừng trên thế giới bị mất đi ngày càng tăng cao. Theo Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), chỉ trong vòng hai thập kỷ vừa qua, thế giới đã bị mất khoảng 100 triệu ha rừng.

Theo TTXVN, trong những năm qua, tình trạng phá rừng tại khu vực Mỹ Latinh và Trung Mỹ đã co xu hướng chậm lại song tại nhiều nơi tình trạng phá rừng đã có sự tăng đột biến, đặc biệt là tại khu vực châu Phi phía Nam sa mạc Sahara và khu vực Đông Nam Á, nơi ghi nhận sự gia tăng đột biến tình trạng phá rừng trong thập kỷ vừa qua.

Tại châu Âu, hàng nghìn ha rừng bị thiêu rụi khi cháy rừng bùng phát. Riêng tại vùng Catalonia, Tây Ban Nha, vụ cháy rừng khủng khiếp nhất trong 20 năm qua hồi tháng 7/2019 tàn phá diện tích lên tới hàng chục ha rừng.

Hay vụ cháy rừng Amazon vào đầu tháng 9 năm ngoái đã khiến hàng nghìn ha rừng bị cháy rụi. Hằng năm, Amazon đều có những vụ cháy rừng nhỏ lẻ xuất hiện nhưng năm 2019, cháy rừng đã bùng phát với diện tích lớn khó kiểm soát.

Chưa dừng lại ở đó, thảm họa cháy rừng hồi cuối năm 2019 tại Úc đã phá huỷ hàng nghìn ngôi nhà, hàng triệu ha rừng và nhiều loài động vật đã bị chết cháy. Đặc biệt, vụ cháy rừng đã khiến nhiều người phải thiệt mạng, trong đó có cả lính cứu hỏa.

Hàng trăm triệu ha rừng bị tàn phá trong 2 thập kỷ qua - Ảnh 1
Rừng bị chặt phá để trồng cây cọ dầu ở Papua, Indonesia vào tháng 4/2018. (Ảnh: ULET IFANSASTI /GREENPEACE)

Năm 2020 cũng ghi nhận vụ nhiều vụ cháy rừng lớn ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Indonesia, Brazil,... Tại Indonesia, diện tích rừng so với diện tích đất đã giảm từ 52,5% xuống còn 50,9% trong khi tại Malaysia, con số này là 58,2 %, giảm 1% so với 5 năm trước.

Theo dữ liệu vệ tinh của Viện Nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE), khoảng 829 km2 rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới Amazon ở Brazil đã bị tàn phá chỉ trong tháng 5. Con số này cao hơn 12% so với tháng 5/2019, đồng thời đây cũng là tháng mà rừng Amazon bị tàn phá lớn nhất kể từ khi các số liệu bắt đầu được lưu trữ vào tháng 8/2015.

Tại Mỹ, thảm họa cháy rừng đang hoành hành đe doạ cuộc sống của người dân. Mùa cháy rừng năm 2020 ở bang California (Mỹ) đang thiết lập nhiều kỷ lục buồn, không chỉ về diện tích rừng bị thiêu rụi (trên 12.000 km2) mà còn vì 6 trong 20 vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử California đều xảy ra trong năm nay.

Theo tờ Vox, thời tiết bang California ngày càng nóng hơn và không ổn định do biến đổi khí hậu. Hơn nữa, bang này có nhiều người và nhà cửa hơn trước. Trên 64.000 người đã phải sơ tán, 33 người đã thiệt mạng (tính đến ngày 14/9).

Hàng trăm triệu ha rừng bị tàn phá trong 2 thập kỷ qua - Ảnh 2
Cháy rừng dữ dội thiêu hủy ngôi nhà ở Napa, California ngày 18/8. (Ảnh: AFP)

Khu vực Bờ Tây nước Mỹ cũng ghi nhận 97 đám cháy lớn trong ngày 12/9, bao gồm 12 đám cháy ở bang Idaho và 9 đám cháy khác ở bang Montana, CNN dẫn thông tin của Trung tâm Cứu hỏa Liên ngành. Kể từ giữa tháng 8, các vụ hỏa hoạn ở ba bang thuộc Bờ Tây khiến ít nhất 28 người thiệt mạng hoặc mất tích, trong đó có 19 trường hợp mới xảy ra tại bang California.

Theo Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), chỉ trong vòng hai thập kỷ vừa qua, thế giới đã bị mất khoảng 100 triệu ha rừng, cho thấy tình trạng diện tích rừng vẫn tiếp tục suy giảm mặc dù tốc độ có chậm lại.

Theo FAO, nếu như năm 2000, tỉ lệ diện tích rừng bao phủ trên tổng diện tích đất trên thế giới là 31,9% thì tới năm 2020 con số này đã giảm xuống còn 31,2%, tương đương 4,1 tỉ ha rừng. Điều này cho thấy chỉ trong vòng 20 năm thế giới đã bị mất đi gần 100 triệu ha rừng.

Trong khi đó, một số nơi tại khu vực châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ lại ghi nhận tình trạng tăng và ổn định về diện tích rừng so với 5 năm trước nhờ những chính sách phục hồi rừng và cho rừng mở rộng tự nhiên.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Hàng trăm triệu ha rừng bị tàn phá trong 2 thập kỷ qua. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới