Dự án Cảng Tiên Sa giai đoạn II đã hoàn thành nhưng còn nhiều bất cập về thủ tục đầu tư. Hơn nữa việc đổ thải nạo vét luồng biển vào cảng sẽ có những tác động nguy hại cho hệ sinh thái biển.
Đại diện Đức, Ecuador, Ghana, Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết đạt được một thỏa thuận toàn cầu nhằm hướng tới hành động phối hợp để chống lại mối đe dọa đối với biển và đại dương từ rác thải biển.
Phát triển kinh tế biển trong giai đoạn mới, cần có tư duy đổi mới, đột phá, phù hợp với xu thế chung toàn cầu. Mục tiêu đặt ra là Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia giàu, mạnh từ biển nhưng vẫn đảm bảo “sức khỏe” và sự bền vững của hệ sinh thái biển.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết sẽ giải quyết các bất cập về sử dụng biển để cân bằng các nhu cầu phát triển, đảm bảo quốc phòng, an ninh...
Hệ sinh thái (HST) biển Việt Nam khá đa dạng và có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, đem lại nhiều giá trị kinh tế. Tuy nhiên, trước tác động của biến đổi khí hậu các HST biển đang bị suy thoái nghiêm trọng.
Đây là một trong những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm. Trong đó, cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị có giải pháp và chính sách bảo tồn, phát triển môi trường sinh thái đáy biển trong phạm vi từ bờ kéo dài ra 24 hải lý.
Theo một nghiên cứu đăng tải ngày 15/4, dải băng Greenland đã thu hẹp nhiều hơn bất cứ thời điểm nào kể từ khi bắt đầu ghi nhận kỷ lục băng tan vào năm ngoái.
Biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó là vô số hệ lụy như trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt,... Các nhà khoa học cảnh báo, trái đất nóng lên sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đại dương với tốc độ chóng mặt.
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cho biết, ước tính có 8 triệu tấn nhựa thải ra đại dương mỗi năm - tương đương với một xe chở đầy rác đổ xuống biển mỗi phút, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái biển.