Chủ nhật, 24/11/2024 06:33 (GMT+7)
Thứ bảy, 27/05/2023 17:00 (GMT+7)

Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam ngày càng trưởng thành, chất lượng

Theo dõi KTMT trên

Là một tổ chức non trẻ với 2 năm thành lập, nhưng Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam đã nỗ lực thể hiện tốt là đơn vị cầu nối, thúc đẩy thị trường tái chế, tái sử dụng và mang đến nhiều giải pháp tối ưu trong xử lý chất thải.

Ngày 26/05/2023, tại TP HCM đã diễn ra Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam. Đến tham dự Lễ kỷ niệm có sự góp mặt của ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre, lãnh đạo Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam và đông đảo các hội viên, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, tái chế chất thải.

Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam ngày càng trưởng thành, chất lượng - Ảnh 1
Ông Trần Việt Anh – Chủ tịch Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Trần Việt Anh – Chủ tịch Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam cho biết, mỗi ngày toàn quốc phát sinh hơn 64.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), trong đó 2 đô thị lớn là Hà Nội và TP HCM phát sinh hơn 12.000 tấn mỗi ngày. Tỷ lệ thu gom và xử lý CTRSH tại khu vực đô thị trung bình đạt 97% và khu vực nông thôn đạt 66%. Và theo thống kê gần đây, 85% lượng rác thải đang được xử lý bằng cách chôn lấp, gây ra một sự lãng phí và ô nhiễm môi trường rất lớn.

Trong khi đó, Việt Nam lại là nước nhập khẩu chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) từ nước ngoài với thành phần đa dạng, dưới dạng phế liệu nhập khẩu để đưa vào sản xuất. Nguồn CTRCN nhập khẩu cũng chưa đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, từ đó tạo thêm gánh nặng cho công tác quản lý chất thải rắn nói chung. Mặt khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa khó phân hủy ngày càng nghiêm trọng.

Trước thực trạng đó, Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam ra đời với sứ mệnh kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường tái chế, tái sử dụng của Việt Nam. Sản xuất sach và 3R (Reduce – Reuse – Recycle) là những giải pháp quan trọng giúp giải tỏa áp lực cho chính sách và tài chính công trong công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, cũng như thúc đẩy thực hiệc các mục tiêu về kinh tế tuần hoàn chất thải.

Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam ngày càng trưởng thành, chất lượng - Ảnh 2
Để phát triển đẩy mạnh hoạt động tái chế, giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác MOU với 4 đơn vị sản xuất, kinh doanh liên quan đến tái chế chất thải.

Trong 2 năm thành lập, Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam đã nỗ lực thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm để góp phần xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, hạn chế rác thải. Hiệp hội còn là nơi tập hợp những chuyên gia về môi trường, chuyên gia về tái chế chất thải và cộng đồng những người quan tâm đến việc tái chế chất thải.

Cụ thể, Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam đã tích cực tham gia cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế để kết nối, môi giới, trung gian nhằm liên kết các chuỗi cung ứng sản xuất tái chế. Tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào các nhóm giải pháp về nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ theo hướng giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải; Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế, nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội hóa, phát triển đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

Đến nay, qua 2 năm hoạt động, Hiệp hội đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, tái chế. Từ đó, hội viên tham gia Hiệp hội tăng cả về số lượng và chất lượng.

Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam ngày càng trưởng thành, chất lượng - Ảnh 3
Lãnh đạo Bộ TNMT và Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam đã trao giấy chứng nhận cho 23 hội viên và chính thức kết nạp thêm 10 hội viên mới.

Tiếp nối những thành công đã đạt được, lãnh đạo Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam mong muốn trong những năm tới Hiệp hội sẽ trở thành một trong những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thông qua thúc đẩy các hoạt động tái chế, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Để đặt được mục tiêu này, trong năm 2023, Hiệp hội sẽ thực hiện thành lập các Ban chuyên môn, bổ sung nhân sự, cải tổ và ban hành quy chế hoạt động của Ban chấp hành, phát triển hội viên, tiến hành thủ tục thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tái chế Việt Nam và Tạp chí Khoa học và Công nghệ tái chế.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng sẽ triển khai công tác cộng đồng như các chương trình văn hóa tái chế; hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên, học viên liên quan đến mảng tái chế, triển khai các sự kiện liên quan đến tái chế cộng đồng, thực hiện các chương trình từ thiện thông qua các sản phẩm tái chế…

Phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm, ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận và biểu dương những đóng góp của hiệp hội. Bên cạnh đó, ông Hùng cũng mong muốn trong thời gian tới Hiệp hội sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp xây dựng cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường để công tác quản lý chất thải hiệu quả đạt hiệu quả cao.

Trong buổi kỷ niệm 2 năm thành lập, Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam đã tiến hành ký kết hợp tác (MOU) với 4 tổ chức gồm: Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, Công ty CP nhựa tái chế Duy Tân, Đại diện Infomakets WETV và Công ty TNHH Reed Tradex Việt Nam. Việc ký kết hợp tác với các công ty, doanh nghiệp là cơ sở và nền tảng để các bên cùng bổ trợ, phát triển đẩy mạnh hoạt động tái chế, giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam ngày càng trưởng thành, chất lượng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới