Thứ tư, 08/01/2025 16:26 (GMT+7)
Thứ hai, 30/12/2024 07:05 (GMT+7)

Hưng Yên: Nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển trồng trọt và chăn nuôi

Theo dõi KTMT trên

Trong năm 2024, lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên có xu hướng phát triển mạnh, cho năng suất cao. Những chuyển biến tích cực của ngành trồng trọt và chăn nuôi đã giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Cụ thể, sản lượng thịt hơi toàn tỉnh Hưng Yên đạt trên 157,7 nghìn tấn, sản lượng trứng đạt trên 483 triệu quả. Năm 2024, đàn lợn duy trì khoảng 520 nghìn con, đàn gia cầm đạt trên 9,4 triệu con; đàn trâu, bò có hơn 36 nghìn con. Với hơn 5,2 nghìn héc-ta mặt nước nuôi thả thủy sản, hằng năm cho sản lượng hơn 50 nghìn tấn.

Hưng Yên: Nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển trồng trọt và chăn nuôi - Ảnh 1
Mô hình chăn nuôi tuần hoàn của gia đình chị Phạm Thị Đoan ở xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Ảnh: Báo Hưng Yên

Không chỉ riêng lĩnh vực chăn nuôi, ngành nông nghiệp của tỉnh này cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh có gần 15,4 nghìn héc-ta trồng cây ăn quả. Trong đó diện tích trồng nhãn gần 5 nghìn héc-ta, sản lượng đạt 40-45 nghìn tấn/năm; diện tích trồng vải hơn 1,3 nghìn héc-ta, sản lượng đạt trung bình 17 nghìn tấn/năm; diện tích trồng chuối hơn 2,5 nghìn héc-ta, sản lượng gần 50-70 nghìn tấn/năm; trồng cam hơn 1,7 nghìn héc-ta, sản lượng 27 nghìn tấn/năm; trồng bưởi hơn 2,1 nghìn héc-ta, sản lượng đạt 27 nghìn tấn/năm.

Từ những định hướng, chủ trương của tỉnh trong thu hút đầu tư các dự án sản xuất, chế biến nông sản, đến nay tỉnh Hưng Yên có 3.900 cơ sở, trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp, cơ sở có đăng ký kinh doanh đầu tư vào lĩnh vực bảo quản, chế biến, kinh doanh nông sản...V ới sản lượng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thả thủy sản đều tăng cao qua các năm, việc chế biến nhằm nâng cao chất lượng, giá trị, bảo đảm an toàn sản phẩm là nhu cầu cần thiết của các tổ chức, cá nhân.

Đối với cơ sở chế biến thóc, gạo, toàn tỉnh có hơn 1.600 cơ sở, trong đó có 15 cơ sở quy mô công nghiệp phục vụ thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, tỉnh này có trên 1.000 cơ sở chế biến hạt sen, long nhãn, rau, củ, quả các loại, trong đó có 14 đơn vị chế biến rau, củ, quả (đóng lọ, đóng hộp) quy mô công nghiệp, sử dụng trang thiết bị như máy rửa, máy trà vỏ, nồi hơi, nồi thanh trùng...

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh Hưng Yên có khoảng 900 cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm từ động vật, trong đó có 5 đơn vị chế biến quy mô công nghiệp, 135 cơ sở sơ chế, chế biến nhỏ lẻ. Lĩnh vực thủy sản có 3 doanh nghiệp chế biến, trong đó có 1 doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ thủy sản có quy mô công nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại.

Hưng Yên: Nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển trồng trọt và chăn nuôi - Ảnh 2
Vùng trồng vải trứng ở huyện Phù Cừ theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Báo Hưng Yên

Nhằm nâng cao sản lượng phục vụ chế biến, năm 2024, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh triển khai một số giải pháp như: Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn, phối hợp cấp chứng nhận duy trì, mở rộng VietGAP cho 67 mô hình sản xuất nông nghiệp với diện tích thực hiện 379,7 héc-ta, nâng tổng số diện tích được chứng nhận VietGAP trong toàn tỉnh đến nay là hơn 4,5 nghìn héc-ta. Trong đó, trồng trọt có hơn 4,27 nghìn héc-ta; chăn nuôi gần 199 héc-ta (tương ứng với hơn 3 triệu con lợn, gà, vịt, bò các loại và 5.100 đàn ong); thủy sản 115,2 héc-ta và 242 lồng cá.

Tổ chức tư vấn chứng nhận, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất tiêu thụ an toàn; hỗ trợ hàng chục nghìn hộp chứa đựng sản phẩm (vải, nhãn, cam và một số sản phẩm chế biến) và hàng trăm nghìn tem nhận diện truy xuất nguồn gốc sản phẩm an toàn. Hỗ trợ biển hiệu quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tư vấn xây dựng logo, nhãn hiệu, thiết kế bao bì, bảo hộ sở hữu trí tuệ và hỗ trợ bao bì sản phẩm để xây dựng thương hiệu; tư vấn công bố tiêu chuẩn sản phẩm chế biến. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống cấp, thoát nước, điện, hệ thống xử lý chất thải, lò sấy nông sản.

Ngoài những triển vọng tích cực vừa được tuyên dương, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế như: Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; việc liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh chưa nhiều và thiếu chặt chẽ; việc quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, tập trung ở một số địa phương chưa phát huy hiệu quả. Công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch phát triển còn hạn chế; phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế thô nên giá trị gia tăng thấp. Tỷ lệ sản phẩm sản xuất đảm bảo đúng quy trình VietGAP, an toàn còn thấp so với tổng sản lượng nông sản của tỉnh.

Lượng nông sản được tiêu thụ thông qua kênh phân phối tại các thị trường lớn trong nước chỉ đạt khoảng 30 - 40%, số còn lại chủ yếu được tiêu thụ mang tính tự phát. Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và có tính quyết định chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong khâu tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp nông nghiệp trong tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đủ khả năng để dẫn dắt các chuỗi giá trị; thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp nên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất theo chuỗi, ổn định thị trường nông sản.

Tăng cường thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân đẩy mạnh áp dụng công nghệ chế biến liên kết với các vùng sản xuất tập trung. Đồng thời, phối hợp rà soát nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm, sản phẩm đạt OCOP (về thực phẩm) từng bước cải tiến nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Tổ chức các hội nghị kết nối cung - cầu, kết nối giao thương hàng hóa.

Đồng thời, để tiếp tục phát triển mạnh về chế biến và tiêu thụ nông sản, thời gian tới, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiếp tục phối hợp với các đơn vị xây dựng và phát triển mô hình sản xuất, tiêu thụ thực phẩm an toàn; khuyến khích, hỗ trợ cơ sở sản xuất đầu tư vào vùng sản xuất, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt. Rà soát các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản hiện có và lựa chọn nâng cao thành chuỗi giá trị bền vững. Đẩy mạnh hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm chủ lực, thế mạnh của tỉnh nhằm mang lại giá trị kinh tế cao cho từng khâu trong chuỗi sản phẩm.

Sông Hồng

Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên: Nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhờ giá điện tăng, EVN đã thoát lỗ năm 2024
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, nhờ tăng giá điện vào tháng 10/2024, EVN đã thoát lỗ năm qua. Tuy nhiên, con số chi tiết vẫn chưa được tập đoàn này công bố.

Tin mới