Khai thác vàng từ những chiếc điện thoại bỏ đi
Công ty tái chế thu về 120 kg vàng nguyên chất từ 100 triệu chiếc điện thoại cũ. Theo nghiên cứu mới đây của Trung Quốc thì trong 1 chiếc điện thoại thông minh có khoảng 0,034 gam vàng.
Rác thải điện tử chứa nhiều vàng hơn mỏ khoáng sản ở Nam Phi
Theo Nikkei, rác thải điện tử của Nhật Bản được cho là chứa nhiều vàng hơn cả các mỏ khoáng sản ở Nam Phi. Các doanh nghiệp nước này đang tìm cách khai thác để sản xuất huy chương Thế vận hội Tokyo và nhiều mục đích thương mại.
Riêng dự án sản xuất huy chương bằng rác thải điện tử đã giúp Nhật Bản tinh chế khoảng 78.985 tấn đồ gia dụng nhỏ và 6,21 triệu điện thoại di động cũ.
Thông qua quá trình tinh luyện, các đơn vị tái chế đã “đào” được hàng chục kg vàng nguyên chất, khoảng 3.500 kg bạc và 2.200 kg đồng.
Theo nghiên cứu của Tổ chức phi Chính phủ Greenpeace East Asia, tỉ lệ tái chế điện thoại thông minh tại Trung Quốc nằm dưới ngưỡng 2%. Tuy nhiên, nhiều người không biết được rằng, đằng sau những chiếc điện thoại cũ là cả 1 kho báu vàng tinh khiết.
Tại sao các bãi rác điện tử lại nhiều “Vàng” như vậy?
Tại một nhà máy do đơn vị chuyên xử lý rác thải điện tử TES, có 1 nhiệm vụ đặc biệt dành cho các công nhân lành nghề. Nhiệm vụ của họ là tháo dỡ điện thoại thông minh đã qua sử dụng, chia tách vỏ, màn hình, pin và bảng mạch vào các thùng phân loại.
Các linh kiện sẽ được xử lý hóa học để hòa tan và tinh chế kim loại quý, chẳng hạn như vàng hoặc bạc, trên bảng mạch. Bước tiếp theo là nghiền các bảng mạch thành bột và tách đồng, nhựa.
Theo nhận định thì trong 1 chiếc điện thoại thông minh có khoảng 0,034 gam vàng, 0,34 gam bạc, 0,015 palladium. Tuy nhiên bạn nghĩ với một chiếc có hàm lượng ít, nhưng hàng tỉ người sử dụng sẽ không ít chút nào. Bởi vậy có những công ty chuyên thu hồi vàng từ linh kiện điện tử.
Việc tái chế 100 triệu chiếc điện thoại, về lý thuyết, có thể tạo ra hơn 120 kg vàng với độ tinh khiết trên 99,9% sau khi tinh chế. Theo dự báo của Greenpeace East Asia, số kim loại bị loại bỏ dưới dạng rác điện tử ở Trung Quốc vào năm 2030 có thể trị giá 23,8 tỉ USD.
Đặc biệt, các linh kiện sẽ được nghiền nhỏ trước khi trải qua quá trình chiết xuất kim loại quý. Theo Richar Liu, quy trình này sẽ ngăn chặn khả năng tin tặc truy cập hay lợi dụng bất kỳ dữ liệu còn sót lại của người chủ cũ.
Richard Liu, lãnh đạo nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei, cho biết công ty đang nỗ lực giúp cho điện thoại thông minh dễ tái chế hơn. Theo phản ánh của công nhân, một số mẫu điện thoại cũ của Huawei rất khó tháo rời và pin dễ cháy nổ.
Indium là một kim loại khá hiếm, mềm, dễ uốn và dễ nóng chảy, ở dạng kim loại tinh khiết ứng dụng để tạo ra các điện cực trong suốt dùng trong các màn hình LCD. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các màng mỏng để tạo ra các lớp bôi trơn. Chúng được biết đến với giá trị cao hơn kim cương.
Nguyễn Linh (T/h)