Đây là một phần trong chính sách thúc đẩy hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc hiện thực hóa mục tiêu trung hòa khí thải carbon mà Chính phủ Nhật Bản quyết tâm đạt được vào năm 2035.
'Chuyến đi không carbon' sẽ là một chuyến tham quan trong hai ngày tại một công viên thân thiện với môi trường trên đảo Yeondae ở thành phố Tongyeong, tỉnh Nam Gyeongsang của Hàn Quốc.
Trong giai đoạn 2005-2019, tốc độ giảm lượng khí thải của Australia nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế có quy mô tương tự như Canada, New Zealand, Nhật Bản và Mỹ.
Các trung tâm khai thác Bitcoin tiêu thụ lượng điện năng khổng lồ để vận hành khối lượng lớn máy tính chuyên dụng nhằm giải mã các phương trình toán học và đưa ra đáp án, hay còn gọi là "đào" Bitcoin.
Trên trang Twitter cá nhân, ông chủ của Tập đoàn sản xuất xe điện lớn nhất thế giới Elon Musk viết: "Xu hướng sử dụng năng lượng để tạo ra bitcoin trong những tháng qua là khủng khiếp."
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) ước tính, lượng khí thải carbon do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã giảm trên toàn châu Âu do các hạn chế Covid-19 khiến hoạt động du lịch và các nhà máy đóng cửa trong khu vực.
Một nghiên cứu mới cho thấy Trái đất ngày càng ấm lên, thời gian để ngăn chặn “Điểm tới hạn” - nghĩa là điểm không thể cứu vãn nổi của biến đổi khí hậu ngày càng đòi hỏi nhân loại phải gấp gáp.
Giáo sư kinh tế chính trị của đại học Havard, James H. Stock cho rằng các nhà hoạch định chính sách nên làm cho chi phí sản xuất năng lượng xanh rẻ hơn thay vì chỉ tìm cách tăng phí với những hoạt động sản xuất gây ô nhiễm.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol dự đoán lượng khí thải carbon sẽ tăng thêm 1,5 triệu tấn trong năm nay, chủ yếu do gia tăng sử dụng than đá trong sản xuất năng lượng, đặc biệt là tại châu Á.
Singapore đứng đầu châu Á và đứng thứ 21 trên toàn cầu trong tổng số 115 quốc gia xếp hạng chuyển đổi năng lượng, trên một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Canada.
IEA ước tính lượng khí thải CO2 trong năm nay sẽ tăng gần 5% lên mức 33 tỉ tấn, trái ngược với sự giảm sút hồi năm ngoái do hoạt động kinh tế trì trệ vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
Thủ tướng Suga Yoshihide khẳng định quyết tâm đưa Nhật Bản sẽ trở thành nước đi đầu thế giới trong lĩnh vực này với cam kết sẽ trung hòa lượng khí thải carbon vào năm 2050.
Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đặt mục tiêu loại bỏ các xe chạy bằng xăng trong 15 năm tới trong khuôn khổ kế hoạch quốc gia đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon.
Sau 5 năm Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết, tình trạng ô nhiễm khí thải carbon vẫn gia tăng, các mức nhiệt qua thời gian cũng chạm những ngưỡng cao mới, kỷ lục về nhiệt độ xuất hiện với mật độ ngày càng dày.
Chính phủ Canada vừa công bố kế hoạch nâng giá khí thải carbon trong khuôn khổ chương trình chống biến đổi khí hậu tại nước này. Theo đó, bắt đầu từ năm 2023 giá carbon sẽ tăng thêm 15 CAD (11,70 USD)/tấn/năm và hướng tới mức giá 170 CAD/tấn vào năm 2030.
Nestle cho biết tập đoàn đã thải ra 92 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2018 và đây sẽ là mức cơ sở đánh giá tiến bộ trong việc thực hiện mục tiêu cắt giảm khí thải.
Nằm bên bờ Địa Trung Hải, Valencia là thành phố lớn thứ ba của Tây Ban Nha, từ giữa tháng 11 năm nay đã trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới thực hiện đo và kiểm soát lượng khí thải carbon từ hoạt động của du khách.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết mặc dù đã có thêm nhiều chính phủ và các doanh nghiệp cam kết đến năm 2050 trung hòa khí thải carbon, song thế giới vẫn còn cách xa mục tiêu này.
Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố nước này đặt mục tiêu lượng phát thải CO2 lên mức cao nhất trước năm 2030 và sau đó đưa về 0 trước năm 2060. Tuy nhiên, với lượng phát thải carbon cao nhất trên thế giới hiện nay (chiếm 25%), Trung Quốc cần đưa ra các chính sách và biện pháp mạnh mẽ hơn để thực hiện được mục tiêu cam kết về khí thải trong tương lai.