Reuters ngày 12/9 công bố một bản dự thảo cho thấy thị trường giao dịch khí carbon lớn nhất thế giới sẽ phải đối mặt với cuộc cải tổ lớn theo kế hoạch đẩy nhanh tiến độ cắt giảm lượng khí thải.
Quỹ Khí hậu Xanh của Liên Hợp Quốc đã hỗ trợ Indonesia 103,8 triệu USD để giúp nước này giảm lượng khí thải carbon và giải quyết cháy rừng vào thời điểm quốc gia này phải thu hẹp quy mô chi tiêu trong khu vực do áp lực ngân sách từ đại dịch Covid-19.
Kinh tế xanh (KTX), tăng trưởng xanh (TTX) được đánh giá là hướng đi cần thiết của các nước đang phát triển nhằm thực hiện đồng thời ba mục tiêu: Sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu tác động vào môi trường và cải thiện đời sống xã hội.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết nhiệt độ cao và kéo dài ở Siberia đã khiến các khu vực của Bắc Cực ấm hơn vùng cận nhiệt đới Florida và gây ra các ngọn lửa bùng cháy dữ dội trong năm thứ 2 liên tiếp.
Vào đầu năm nay, hãng Microsoft đã tuyên bố rằng họ đã và đang thực hiện các kế hoạch để trở thành một công ty đầu tiên xóa bỏ dấu chân carbon vào năm 2030. Điều này có nghĩa là họ sẽ loại bỏ nhiều carbon khỏi môi trường hơn là phát ra với cam kết là con số âm.
Do Mỹ và châu Âu siết chặt quy chế về phát thải carbon và các doanh nghiệp trong nước giới thiệu nhiều mẫu ô tô điện mới nên lượng xuất khẩu xe của Hàn Quốc vẫn tăng mạnh.
Tháng 9 tới, EC sẽ đưa ra đề xuất cắt giảm khí thải của EU vào năm 2030 với hai mức dự kiến là 50% hoặc 55%, sau khi đánh giá tác động với điều kiện phải nhận được đồng thuận từ các nước thành viên.
Theo nghiên cứu được công bố ngày 19/5 trên tạp chí Nature Climate Change, khi đại dịch Covid-19 lên đỉnh điểm buộc phần lớn thế giới phải giãn cách vào đầu tháng 4, lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu đã giảm 17% so với năm 2019.
Lượng khí thải carbon toàn cầu từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch có thể giảm kỷ lục 2,5 tỉ tấn trong năm nay. Đại dịch Covid-19 đã làm cho nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người giảm mạnh, lượng khí thải carbon đã giảm đến 5%.
Tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ gây ra mất mát lớn về đa dạng sinh học nếu lượng khí thải nhà kính không được hạn chế, khiến một số hệ sinh thái đối diện với nguy cơ sụp đổ vào năm 2030.
Sử dụng nước hiệu quả hơn trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, từ cuộc sống hàng ngày đến nông nghiệp và công nghiệp sẽ giúp giảm khí thải và hạn chế biến đổi khí hậu nhưng lợi ích tiềm tàng này vẫn chưa được công nhận rộng rãi.
“Trong mỗi giọt nước ngọt chứa hàng ngàn phân tử hữu cơ khác nhau mà trước đây không được chú ý. Bằng cách đo lường sự đa dạng của các phân tử này và cách chúng tương tác với môi trường xung quanh đã cho biết về ảnh hưởng của các phân tử hữu cơ đến hoạt động của hệ sinh thái nước ngọt và có thể góp phần vào phát thải khí nhà kính” - Nghiên cứu mới đây của trường Đại học Cambridge, Vương Quốc Anh cho biết.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ xem xét các quy tắc viện trợ nhà nước và khởi động dự án sản xuất hydro sạch để thay thế nhiên liệu hóa thạch nhằm giúp các doanh nghiệp ở châu Âu duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu khi họ bắt tay vào cắt giảm khí thải quy mô lớn.
Theo các nhà khoa học, mùa đông này đã được ghi nhận là nóng nhất ở châu Âu và khủng hoảng khí hậu được cho là một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ toàn cầu gia tăng.
Các nhà khoa học NASA đánh giá mật độ tập trung của lượng khí thải NO2 giảm trước tiên tại Vũ Hán - tâm dịch Covid-19 và sau đó sự sụt giảm này lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước Trung Quốc.
Một nghiên cứu mới cho thấy, tình trạng axít hóa ngày càng cao của Thái Bình Dương đang phá hủy lớp vỏ và làm tổn thương các cơ quan cảm giác của loài cua đá Canada - sinh vật rất quan trọng với nghề đánh bắt cá thương mại ở phía Tây Bắc vùng biển này.