Chủ nhật, 24/11/2024 07:02 (GMT+7)
Thứ ba, 25/02/2020 08:04 (GMT+7)

'Bể axit' khổng lồ Thái Bình Dương đang hủy hoại sự sống của loài cua đá

Theo dõi KTMT trên

Một nghiên cứu mới cho thấy, tình trạng axít hóa ngày càng cao của Thái Bình Dương đang phá hủy lớp vỏ và làm tổn thương các cơ quan cảm giác của loài cua đá Canada - sinh vật rất quan trọng với nghề đánh bắt cá thương mại ở phía Tây Bắc vùng biển này.

Nhân loại đã bơm khoảng 2 nghìn tỉ tấn carbon dioxide (CO2) vào khí quyển kể từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp, và đại dương đã hấp thụ khoảng 25% tổng lượng khí thải đó.

Dòng khí thải này không chỉ làm ấm đại dương, mà còn thay đổi tính chất hóa học của nước, khiến nước biển từ từ bị axit hóa và giảm nồng độ các khối xây dựng phân tử mà động vật có vỏ, san hô và các sinh vật biển khác sử dụng để hình thành lớp bảo vệ ngoài cứng của chúng.

Thái Bình Dương đang ngày càng bị axit hoá và những con cua đá Canada sống ở vùng nước ven biển chính là nạn nhân đầu tiên phải gánh chịu hậu quả.

Theo một nghiên cứu mới, hỗn hợp phân tử này đã có những tác động có hại đối với sự phát triển của một số lứa cua non.

'Bể axit' khổng lồ Thái Bình Dương đang hủy hoại sự sống của loài cua đá - Ảnh 1
Cua đá Canada. (Ảnh: NOAA)

Nghiên cứu này được công bố vào ngày 22/1 trên Tạp chí Science of the Total Environment, các nhà khoa học biển được tài trợ bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đã nghiên cứu 50 ấu trùng cua biển Bắc Mỹ (Metacarcinus magister) được thu thập từ 10 địa điểm gần bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và Canada.

Các tác giả của nghiên cứu cho thấy, thiệt hại mà loài cua đá phải chịu sớm và nhanh hơn dự kiến.

Cua đá Canada là một trong những loài giáp xác có giá trị nhất khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Do đó, sự axit hoá gây ảnh hưởng lớn đến các ngành kinh tế ven biển và báo trước những trở ngại ở Thái Bình Dương.

Với các loài động vật giáp xác và san hô phụ thuộc vào các ion carbonate để tạo vỏ và xương san hô, vùng nước bị axít hóa có ít ion hơn nên chúng khó có thể tạo ra lớp vỏ vững chắc.

Những ấu trùng cua có vỏ bị ăn mòn cũng nhỏ hơn những con khác. Điều này có thể gây ra sự chậm phát triển và ảnh hưởng đến tốc độ trưởng thành của chúng. Các nhà nghiên cứu đã viết, axit hóa khiến ấu trùng nhỏ hơn, yếu hơn và ít có khả năng sống sót được đến khi trưởng thành.

'Bể axit' khổng lồ Thái Bình Dương đang hủy hoại sự sống của loài cua đá - Ảnh 2
Ấu trùng cua đá Canada. (Ảnh: AP)

Các nhà nghiên cứu cho biết sự axit hóa ăn mòn lớp vỏ mới hình thành của ấu trùng cua đá Canada, làm giảm khả năng phòng ngự của chúng trước động vật ăn thịt và thay đổi độ nổi của chúng trong nước.

Không chỉ cua mà cả hàu, sò và sinh vật phù du cũng gặp tình trạng tương tự.

Tình trạng của những con cua này – loài vốn là nguồn thức ăn quan trọng cho cả con người và các sinh vật biển khác - sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của axit hóa, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Axit hóa đại dương là hiện tượng giảm nồng độ pH liên tục trong các đại dương trên Trái Đất do sự hấp thu khí CO2 mà quá trình tác động của con người thải ra khí quyển.

Sự axít hóa làm thay đổi các bãi biển, giải phóng chất dinh dưỡng dư thừa khiến tảo nở hoa và tăng nhiệt độ cũng như độ mặn của biển.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết 'Bể axit' khổng lồ Thái Bình Dương đang hủy hoại sự sống của loài cua đá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới