Chủ nhật, 24/11/2024 08:46 (GMT+7)
Thứ tư, 15/04/2020 09:00 (GMT+7)

Lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch có thể giảm 2,5 tỉ tấn vào năm 2020

Theo dõi KTMT trên

Lượng khí thải carbon toàn cầu từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch có thể giảm kỷ lục 2,5 tỉ tấn trong năm nay. Đại dịch Covid-19 đã làm cho nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người giảm mạnh, lượng khí thải carbon đã giảm đến 5%.

Lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch có thể giảm 2,5 tỉ tấn vào năm 2020 - Ảnh 1
Lượng khí thải carbon trên toàn cầu sẽ giảm 5% do đại dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)

Đại dịch Covid-19 đã khiến cho sự hạn chế về các hoạt động sản xuất và giao thông chưa từng có. Dự kiến ​​sẽ cắt giảm hàng tỉ thùng dầu, hàng nghìn tỉ mét khối khí đốt và hàng triệu tấn than từ hệ thống năng lượng toàn cầu vào năm 2020.

Điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm lượng khí thải CO2 lớn nhất trong ngành nhiên liệu hóa thạch, làm lu mờ các đợt sụt giảm carbon do các cuộc suy thoái lớn nhất trong 50 năm qua cộng lại.

Các chuyên gia khí hậu dự kiến ​​lượng khí thải carbon toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng sẽ tăng vào năm 2020, từ mức ước tính 36,8 tỉ tấn CO2 vào năm ngoái. Thay vào đó, khí thải có thể giảm khoảng 5%, tương đương 2,5 tỉ tấn CO2 xuống mức thấp nhất trong khoảng một thập kỷ.

Tiến sĩ Fatih Birol, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đã cảnh báo không nên xem sự sụt giảm mạnh của khí thải từ nhiên liệu hóa thạch là một chiến thắng của khí hậu.

"Sự suy giảm này đang xảy ra do cuộc khủng hoảng kinh tế trong đó hàng nghìn người đang mất sinh kế, đây không phải là kết quả của các quyết định đúng đắn của chính phủ về các chính sách khí hậu" - tiến sĩ Fatih Birol nói.

Phân tích nhiên liệu hóa thạch được thực hiện bởi Rystad Energy, một công ty tư vấn năng lượng của Na Uy, đã cho thấy sự sụt giảm mạnh về GDP và việc dừng các chuyến bay và xe cộ đột ngột có thể khiến nhu cầu dầu của thế giới giảm hơn 5 lần so với nhu cầu do tài chính toàn cầu gây ra cuộc khủng hoảng năm 2008.

Các nhà phân tích ước tính nhu cầu dầu thô sẽ giảm trung bình 11 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm nay, tương đương 4 tỉ thùng. Điều này sẽ cắt giảm 1,8 tỉ tấn khí thải CO2.

Các nhà phân tích cũng dự kiến ​​sự sụt giảm trong sử dụng điện và công nghiệp nặng sẽ làm giảm nhu cầu về khí đốt và than đá khoảng 2,3% mỗi loại, loại bỏ lượng khí thải carbon từ mỗi nhiên liệu hóa thạch tương ứng 200 tấn và 500 triệu tấn.

Erik Holm Reiso, một đối tác cao cấp tại Rystad nói rằng: Đại dịch Covid-19 là một sự kiện chưa từng có đối với các thị trường năng lượng, sẽ có tác động đáng kể đến tổng lượng khí thải carbon của thế giới.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009 đã khiến nhu cầu về dầu giảm 1,3 triệu thùng mỗi ngày. Nhưng Covid-19 có thể khiến nhu cầu dầu giảm hơn 5 lần con số kể trên.

Thông thường có khoảng 99.700 chuyến bay thương mại mỗi ngày, nhưng để hạn chế sự lây lan của Covid-19, các chuyến bay đã giảm đi một phần tư trong năm. Ít xe hơn trên đường cũng sẽ làm giảm nhu cầu xăng và dầu diesel trung bình 9,4% trong năm, làm giảm nhu cầu dầu vào năm 2020 bằng trung bình 2,6 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Các nhà phân tích nói rằng việc sử dụng nhiên liệu vận tải có thể bắt đầu phục hồi trong nửa cuối năm nay, nhưng nhu cầu sẽ thấp hơn nhiều so với năm ngoái.

Nhu cầu năng lượng ở Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, dự kiến ​​sẽ bắt đầu phục hồi vào tháng tới, 4 tháng sau khi dịch bệnh bùng phát ở tỉnh Vũ Hán. Tuy nhiên, nó sẽ không hoàn toàn trở lại mức bình thường cho đến tháng 9. Điều này có thể gây ra sự gia tăng chậm trong nhu cầu năng lượng toàn cầu trong nửa cuối năm 2020.

Tuy nhiên, Birol cho biết nếu các chính phủ không áp dụng các biện pháp phù hợp bao gồm hỗ trợ năng lượng sạch trong các gói kích thích kinh tế mới thì sự suy giảm này có thể dễ dàng bị xóa sổ trong sự phục hồi của nền kinh tế, khi Covid-19 được kiểm soát.

Quang Huy

Bạn đang đọc bài viết Lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch có thể giảm 2,5 tỉ tấn vào năm 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới