Ngày 30/5, trên bản đồ quan trắc chỉ số chất lượng không khí của một số ứng dụng cho thấy, chất lượng không khí ở hầu hết các khu vực trên cả 3 miền đều ở mức tốt.
Theo báo cáo cập nhật của AMAP, trong vòng chưa tới 50 năm, từ năm 1971 đến 2019, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc Cực đã tăng 3,1 độ C so với mức tăng nhiệt độ của cả Trái Đất là 1 độ C.
Năm 2019, thế giới có hơn 130 triệu tấn nhựa sử dụng một lần đã bị vứt bỏ, trong đó phần lớn được đốt, chôn lấp, hoặc đổ trực tiếp ra biển hay trên đất liền. Một báo cáo mới đã chỉ ra 20 công ty chiếm hơn một nửa tổng số rác thải nhựa sử dụng một lần này.
Theo báo cáo của tổ chức CDP, với việc ngày càng có nhiều người đến sống ở các khu vực thành thị, CDP ước tính rằng đến năm 2030, khoảng 400 triệu người sẽ phải sống trong các thành phố nghèo.
Trích dẫn nguồn chính phủ Đức, tờ Der Spiegel đưa tin, quốc gia này có kế hoạch nâng mục tiêu giảm lượng khí thải carbon vào năm 2030 từ mức 55% lên 65%.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature (Anh) cho thấy, gần như tất cả sông băng trên thế giới đang tan với tốc độ ngày càng nhanh. Tình trạng này có thể làm thay đổi những dự báo về sự sụt giảm lượng băng thế giới trong tương lai.
Chỉ đến khi phải ngớp từng ngụm oxy để níu kéo sự sống, con người mới hiểu được nó quý giá đến chừng nào. Người dân Ấn Độ đã học được điều này giữa cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất thế kỷ.
Các nhà ngoại giao thuộc những nước đứng đầu Liên minh châu Âu sẽ có cuộc họp để thảo luận về việc ra quyết định thu phí phát thải khí CO2 đối với ngành giao thông và công trình xây dựng.
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu do Mỹ chủ trì đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, với nhiều cam kết mạnh mẽ kèm theo các biện pháp cụ thể và công cụ đa dạng nhằm chung tay phối hợp bảo vệ hành tinh xanh.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, các nước cần hợp tác xây dựng một tương lai năng lượng sạch, tạo ra nhiều việc làm và vượt qua mối đe dọa về biến đổi khí hậu, đồng thời đầu tư vào đổi mới, phát triển con người.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa tuyên bố Mỹ cam kết cắt giảm từ 50% - 52% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức của năm 2005 và kêu gọi các quốc gia cùng nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo cam kết, Mỹ phấn đấu đến năm 2030 cắt giảm 50-52% lượng khí thải nhà kính ròng xuống dưới ngưỡng của năm 2005 trong khi Ấn Độ đặt mục tiêu lắp đặt 450 GW năng lượng tái tạo đến năm 2030.
Thủ tướng mới đây đã có văn bản cho ý kiến về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 theo Quyết định 49/2011/QĐ-TTg quyết định các loại ô tô sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ 1/1/2022.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Tây Ban Nha, Tổng thống Nigeria và Ba Lan dự, phát biểu tại Phiên họp quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của Hành động Khí hậu."
Tổng thư ký Antonio Guterres nhấn mạnh, thời gian đang cạn dần để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 cũng không góp phần "phanh" lại được cuộc khủng hoảng về khí hậu.
Nhiệt điện than mặc dù mang lại những lợi ích nhất định cho các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên đi kèm với đó là nỗi lo ô nhiễm môi trường từ việc phát thải của các nhà máy.